Seeking Wisdom: From Darwin to Munger, 3rd Edition ( Phần 1)

Seeking Wisdom: From Darwin to Munger, 3rd Edition

  1. PHẦN MỘT ĐIỀU GÌ ẢNH HƯỞNG TỚI CÁCH SUY NGHĨ CỦA CHÚNG TA?
    1. CƠ THỂ CỦA CHÚNG TA ĐẶT RA GIỚI HẠN CHO HÀNH VI CỦA CHÚNG TA
    2. Những gì chúng ta cảm thấy và suy nghĩ đều phụ thuộc vào các liên kết thần kinh
    3. Các neuron liên kết và giao tiếp thế nào?
    4. Tại sao ta cảm thấy sung sướng khi được người yêu hôn hay khen ngợi?
    5. Các gene điều khiển hóa học bộ não có thể bị bật lên hay tắt đi do môi trường
    6. Vì chúng ta kế thừa gene toàn bộ từ bố mẹ, tại sao chúng ta không giống như sự pha trộn của họ?
    7. Sự tương tác và linh hoạt tạo ra tính riêng biệt cho các chức năng sinh học của chúng ta
    8. Gene của chúng ta có cuộc đời riêng của chúng chứ?
    9. Các kết nối thần kinh được định hình bởi kinh nghiệm sống
    10. Bác sỹ đã cho tôi thuốc giảm đau (khi thực tế đó là một viên đường) và sau đó tôi cảm thấy giảm đau rõ rệt.
    11. Điều gì xảy ra khi một người khỏe mạnh phát hiện anh ta sắp chết?
  2. HAI SỰ TIẾN HÓA ĐÃ CHỌN LỌC CÁC KẾT NỐI SINH RA NHỮNG HÀNH VI HỮU DỤNG ĐỂ SỐNG SÓT VÀ SINH SẢN
    1. Tiến hóa nghĩa là gì?
    2. Đột biến tạo ra các biến thể
    3. Chọn lọc tự nhiên
    4. Điều gì xảy ra khi môi trường thay đổi?
    5. Bằng chứng tiến hóa
    6. Tại sao vi khuẩn luôn tồi tệ với chúng ta?
    7. Chỉ dẫn thông qua giá trị và kinh nghiệm sống
    8. Vài liên kết được tăng cường như thế nào?
    9. Bộ não hoạt động giống máy tính – hệ thống và logic, có phải không?
    10. Môi trường săn bắn hái lượm đã tạo nên đặc tính cơ bản của chúng ta
  3. BA HÀNH VI THÍCH NGHI ĐỂ SỐNG SÓT VÀ SINH SẢN
    1. Con người làm những gì họ cho là mang lại lợi ích tốt nhất cho họ?
    2. Hợp tác thường xuyên là lợi ích cao nhất
    3. Những nỗi sợ hãi của chúng ta luôn luôn nhiều hơn số lượng nguy hiểm.
    4. Chúng ta không thích những thứ không chắc chắn hoặc vô danh. Chúng ta cần phân loại, chia nhóm, tổ chức và xây dựng cấu trúc thế giới.
    5. Phân loại nhanh

PHẦN MỘT ĐIỀU GÌ ẢNH HƯỞNG TỚI CÁCH SUY NGHĨ CỦA CHÚNG TA?

CƠ THỂ CỦA CHÚNG TA ĐẶT RA GIỚI HẠN CHO HÀNH VI CỦA CHÚNG TA

  • Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tổn thương một phần não, vỏ não trước (nằm giữa trán và mắt), có khuynh hướng làm một người rơi vào tình trạng vô lễ cao độ so với chuẩn mực xã hội, bao gồm cả những hành vi bạo lực.
  • Những nghiên cứu khác cũng cho thấy tổn thương vùng hạch hạnh nhân – một vùng trong não, nối liền với các trạng thái cảm xúc và hành vi xã hội – sẽ làm giảm cảm xúc phản ứng trước sợ hãi. Kích thích hạch hạnh nhân có thể dẫn tới những phản ứng cảm xúc cường độ cao. Năm 1966, Charles Whitman đã giết 14 người và làm bị thương 38 người trên tháp đồng hồ Đại học Texas, Austin. Khám nghiệm tử thi cho thấy có một khối u đang tấn công hạch hạnh nhân trong não anh ta.

Những gì chúng ta cảm thấy và suy nghĩ đều phụ thuộc vào các liên kết thần kinh

Tiến sỹ đoạt giải Nobel Gerald Edelman, giám đốc Học viện Thần kinh học nói:

  • Bộ não là đối tượng vật chất phức tạp nhất được biết đến trong vũ trụ này. Nếu bạn cố gắng đếm số lượng liên kết, một cái trong một giây, trên lớp áo choàng của bộ não (vỏ não), bạn có thể phải kết thúc đếm sau 32 triệu năm. Nhưng đó không phải là tất cả câu chuyện. Cách thức bộ não được kết nối – tiêu bản mẫu giải phẫu thần kinh học của nó – là một sự phức tạp khổng lồ. Trong giải phẫu này, một tập hợp tiêu biểu các sự kiện động diễn ra một phần trăm giây và số lượng ống điều khiển những sự kiện này, từ phân tử tới hành vi, là vô cùng lớn.

Nặng chỉ ba pound, bộ não được tạo thành từ ít nhất 100 tỉ tế bào thần kinh hay neuron. Nó cũng chứa hàng chục tỷ tế bào khác, gọi là tế bào thần kinh đệm hỗ trợ cho các neuron. Các neuron được kết nối tới các neuron khác và tương tác với nhau. Mỗi neuron có một thân tế bào với các nhánh nhỏ gọi là các dendrite (tế bào tua gai thần kinh) – nhận thông tin từ các neuron khác. Mở rộng ra từ thân tế bào là những sợi dài gọi là axon làm nhiệm vụ gửi thông tin tới các neuron khác.

Các neuron liên kết và giao tiếp thế nào?

  • Mỗi neuron có thể kết nối với một neuron khác tại các điểm kết nối, không gian giữa một neuron và một neuron khác gọi là synapses (các khớp thần kinh). Khi một neuron phóng ra một xung điện tới axon, xung điện này được giải phóng từ một chất hóa học gọi là neurotransmitter (chất dẫn truyền xung động thần kinh). Khi chất hóa học này phản ứng với dendrite của neuron khác, nó sẽ làm bắn ra một xung điện. Sau đó một chuỗi các phản ứng hóa học bắt đầu. Vài kích thích phải xảy ra với neuron thì nó mới phóng xung điện. Cường độ xung điện và loại neurotransmitter nào được giải phóng phụ thuộc vào chất kích thích.
  • Neurotransmitter gây ra xung điện như thế nào? Trên bề mặt của neuron nhận có các protein gọi là receptor (nơi tiếp nhận) và mỗi receptor được may khít với một chất hóa học cụ thể. Chất hóa học đó là chìa khóa, và receptor, hay cái khóa, chỉ cần được đặt vào đúng chìa.

Tại sao ta cảm thấy sung sướng khi được người yêu hôn hay khen ngợi?

  • Đó là do chất Dopamine của neurotransmitter được giải phóng. Dopamine có trong hệ thống khen thưởng và động viên của bộ não, và khi bị nghiện. Các cấp độ cao của dopamine được tin rằng sẽ gia tăng cảm giác hưng phấn và giảm trừ nỗi đau.
  • Một neurotransmitter khác là serotonin. Serotonin được kết nối với tâm trạng và cảm xúc. Quá nhiều căng thẳng có thể dẫn tới mức độ serotonin thấp và các mức độ thấp này hay dẫn đến lo âu và trầm cảm. Điều gì xảy ra khi ta uống một viên thuốc chống trầm cảm? Loại thuốc này làm tăng lượng serotonin trong não. Nó bắt chước cấu trúc của serotonin. Những người bị trầm cảm không làm chúng ta vui; họ cư xử như thể họ là những người bất hạnh. Quan sát cho thấy, ngay cả khi neurotransmitter và các loại thuốc này ảnh hưởng tới chúng làm thay đổi các hoạt động tinh thần của chúng ta, chúng vẫn là một phần trong một hệ thống tương tác phức tạp giữa các phân tử, tế bào, synape và các hệ thống khác, trong đó có cả kinh nghiệm sống và các nhân tố từ môi trường.
  • Hơn nữa chúng ta biết rằng bộ não là một hệ thống hóa chất, và các neuron giao tiếp với nhau thông qua việc giải phóng các neurotransmitter (các hóa chất mang thông điệp giữa các neuron). Những gì chúng ta suy nghĩ và cảm nhận phụ thuộc vào các phản ứng hóa học. Và những phản ứng hóa học này là một hoạt động chức năng trong cách thức các neuron liên kết.
  • Điều gì quyết định các neuron liên kết như thế nào và có bản mẫu của chúng không? Bộ gene và kinh nghiệm sống của chúng ta, tình huống hay điều kiện môi trường, và yếu tố ngẫu nhiên.

Các gene điều khiển hóa học bộ não có thể bị bật lên hay tắt đi do môi trường

Gene là gì? Nó làm cái gì?

Gene là những thứ tạo ra một thực thể sống, ví dụ, tạo ra hai mắt màu xanh, hai tay, một mũi, và một bộ não với một kiến trúc nhất định.

Cơ thể của chúng ta được tạo thành bởi các loại tế bào liên kết chức năng với nhau. Mỗi tế bào có 46 chromosome (nhiễm sắc thể) hay một chuỗi các gene. 23 nhiễm sắc thể đến từ mỗi bố hoặc mẹ. Mỗi nhiễm sắc thể được tạo thành từ DNA hóa học hay deoxyribonucleic acid. DNA là sự kế thừa của chúng ta; một nửa từ bố và một nửa từ mẹ. Các gene này là những đoạn DNA của chúng ta và là đơn vị thừa kế nhỏ nhất của chúng ta cho người khác. Một gene chứa 4 phân tử hóa học: adenine, cytosine, guanine, thymine hoặc A,C,G và T cùng nhau tham gia trong một chuỗi. Tên hóa học ngắn gọn của một chuỗi bất kỳ các phân tử này, dù xếp theo thứ tự nào, là DNA. Thứ tự xắp xếp của các phân tử này qui định các lệnh mã hóa cho những thứ mà một tế bào phải làm.

Công việc của gene là tạo protein – các khối xây dựng nên sự sống. Protein là những phân tử chứa hầu hết các chức năng sinh học và được tạo thành từ các amino acid. Có 20 loại amino acid có thể được sử dụng để tạo ra làn da, tóc, râu … của chúng ta.

Đôi khi một gene bị “tắt” và không thể tạo ra protein. Sứ giả truyền tin RNA là vật liệu di truyền dịch DNA thành các protein cụ thể. Chủ nhân của giải Nobel y học năm 2006, đã phát hiện ra một cơ chế gọi là “RNA can thiệp – RNAi” có thể làm “tắt” một gene bằng cách khóa qui trình này lại. RNAi đóng vai trò chính trong cơ chế bảo vệ của chúng ta khi nhiễm trùng.

Các nghiên cứu gần đây cũng giả thiết rằng các gene làm nhiều chức năng hơn là tạo ra protein. Ví dụ, có một gene trong nấm men bật và tắt được các gene tạo protein khác trong khi nó không tạo ra bất kỳ protein nào.

Mọi cơ thể sống đều sử dụng cùng mã di truyền – từ mèo tới người. Có nghĩa là chúng ta có thể truyền một gene đơn của người sang một con mèo và con mèo đó “có thể đọc được nó” và nghe theo các lệnh chỉ dẫn của gene đó. Nhưng không có một ai có bộ DNA giống nhau hoặc các phiên bản của gene giống nhau (ngoại trừ những cặp sinh đôi giống hệt nhau). Không phải tất cả mọi thứ đều được “phát âm” giống nhau. Đó là lý do tại sao con người khác nhau về màu mắt, chiều cao…Những người có quan hệ huyết thống càng gần gũi thì sự khác biệt này càng ít đi. Nhưng ngay cả khi sự khác nhau là rất nhỏ, công thức gene – khi nào và ở đâu chúng sẽ bị bật hay tắt vẫn là một chìa khóa. Một ví dụ về người họ hàng gần gũi nhất của chúng ta – loài hắc tinh tinh. Các nghiên cứu di truyền học cho thấy loài người và hắc tinh tinh chung nhau ít nhất 94% trong chuỗi DNA. Điều đó có nghĩa là không tới 6% trong DNA của chúng ta đã tạo ra chúng ta khác biệt với hắc tinh tinh. Cái gì gây ra sự khác biệt lớn trong hành vi? Các nghiên cứu chỉ ra rằng não người có những mẫu gene khác biệt nổi bật so với não hắc tinh tinh.

Vì chúng ta kế thừa gene toàn bộ từ bố mẹ, tại sao chúng ta không giống như sự pha trộn của họ?

Trong hầu hết các cơ thể sống, các gene đều đi thành cặp. Chúng ta kế thừa hai phiên bản của mỗi gene cho một chân dung cụ thể (ví dụ một phiên bản mắt xanh và một bản mắt nâu) từ mỗi bố hoặc mẹ. Khi gene của bố và mẹ kết hợp lại, ảnh hưởng của một gene không lấn át ảnh hưởng của gene kia. Vài đặc điểm bị ngủ quên. Đó là lý do tại sao một đứa trẻ có bố mẹ một mắt xanh và một mắt nâu nhưng lại có mắt không phải pha trộn xanh và nâu. Đứa trẻ có mắt màu nâu nếu gene màu nâu chiến thắng. Gene mắt xanh lặn. Nhưng vì đứa trẻ kế thừa gene mắt xanh, nên nó vẫn có thể truyền gene đó cho các thế hệ kế tiếp. Bởi vì sự kết hợp lại của các phiên bản gene có thể do ngẫu nhiên, chúng vẫn có thể tạo ra những tổ hợp mới. Nói cách khác, nếu cả bố và mẹ của đứa trẻ đều có mắt xanh, đứa trẻ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài mắt xanh.

Vài phiên bản gene bị ngủ quên, trong một số trường hợp chúng bị hòa trộn, và đôi khi ta sẽ thấy một công thức mới của hai phiên bản. Do một vài cặp gene chi phối hầu hết các đặc điểm, rất nhiều tổ hợp có thể tạo ra.

Sự tương tác và linh hoạt tạo ra tính riêng biệt cho các chức năng sinh học của chúng ta

Mỗi gene đóng vai trò trong một phần cụ thể nào đó?

Không, chúng ta không thể tách một gene riêng ra theo một nguyên nhân nào đó hay sắp xếp chúng theo thứ tự quan trọng. Chúng đều là một phần trong hệ thống liên kết với rất nhiều sự kết hợp. Và hầu hết các gene đều đóng góp vào nhiều hơn một đặc điểm. Các gene có thể có ảnh hưởng khác nhau, phụ thuộc vào chúng được bật lên ở nơi nào, khi nào và như thế nào. Tương tác là thuộc tính cơ bản trong sinh học. Có những tương tác giữa phân tử, gene, neuron, các vùng não, các cơ quan và giữa những hệ thống riêng lẻ khác. Mỗi hệ thống làm công việc của chính nó nhưng chúng cũng hợp tác đầy đủ để tạo ra một con người có các chức năng sinh học và duy nhất.

Nhưng phần bên phải và bên trái của não không có chức năng gì khác nhau?

Tiến sỹ Ralph Greenspan ở Học viện Tâm thần học nói:

Mặc dù nói sự khác biệt “não phải/não trái” nghe có vẻ văn chương. Thực tế là những gì là “não phải” xảy ra ở mọi nơi và những gì là “não trái” cũng xảy ra ở mọi nơi. Có một vài khía cạnh có thể được thiên vị bởi nửa bên này hơn so với nửa bên kia, nhưng bộ não hoàn toàn không bị giới hạn. Mọi thứ khi đã xảy ra trong não bạn, là đang xảy ra trong một khối đoàn kết của rất rất rất nhiều các vùng đồng thời.

Ông cũng cho biết:

Isaac Newton có lẽ thích quang cảnh gọn gàng của các hệ thống sinh học tạo nên các thành phần chuyên dụng, với vai trò nhân quả có thể được nghiên cứu độc lập, và trong những điều kiện cụ thể sẽ sinh ra những đáp ứng có thể tiên đoán được và duy nhất. Charles Darwin, ngược lại, có lẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi ở nhà với ý tưởng về một hệ thống mới phức tạp làm từ nhiều thành phần không xác định, không có vai trò duy nhất, không có các môí quan hệ duy nhất, vài cách tạo bất kỳ đầu ra cho trước, và rất nhiều phụ kiện đi kèm mỗi cách.

Kết quả nối bật nhất trong mạng lưới tương tác là sự linh hoạt. Sự linh hoạt đóng những vai trò mới khi các điều kiện thay đổi và khả năng tạo ra cùng một kết quả theo những cách thức khác nhau. Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy những cấu hình khác nhau giữa các neuron có thể đạt cùng một kết quả. Cấu hình phụ thuộc vào lựa chọn sẵn có trong một thời điểm nhất định và một tình huống giả định cho trước (vì hành vi phụ thuộc vào ngữ cảnh hay tình huống), những kinh nghiệm sống của một cá nhân và một yếu tố may mắn. Có nhiều cách thay thế để tạo ra cùng một kết quả sẽ cho chúng ta lợi ích lớn. Ví dụ, chúng ta có thể bù lại phần bị thương tích và tái thích nghi với các điều kiện mới.

Gene của chúng ta có cuộc đời riêng của chúng chứ?

Không, công thức gene phụ thuộc điều kiện môi trường. Gene điều khiển hóa học trong bộ não nhưng cần được kích hoạt bởi môi trường. Một sự kiện của môi trường có thể bật hoặc tắt nó, hoặc thay đổi mức độ hoạt động của nó, trước khi chúng có thể bắt đầu tạo protein ảnh hưởng tới các liên kết thần kinh. Các gene của chúng ta quyết định liệu chúng ta kế thừa một đặc điểm cụ thể không nhưng chính môi trường làm cho các gene vốn chỉ sinh ra protein lại sinh ra vài “khuynh hướng đáp ứng lại”. Vì vậy hành vi của chúng ta là trộn lẫn từ hoạt động phụ thuộc lẫn nhau của các nhân tố di truyền và môi trường.

Các kết nối thần kinh được định hình bởi kinh nghiệm sống

Bộ não thay đổi liên tục là kết quả của kinh nghiệm. Các kinh nghiệm sinh ra các thay đổi vật lý trong bộ não cũng như thông qua các kết nối thần kinh mới hay thế hệ các neuron mới. Các nghiên cứu đều giả thiết rằng bộ não có thể thay đổi thậm chí trong vòng một bài giảng trong một ngày. Có nghĩa là tổ chức bộ não thay đổi từ cá nhân này đến cá nhân khác. Thậm chí các cặp sinh đôi giống hệt nhau với bộ gene giống hệt nhau cũng không có bộ não giống hệt nhau. Họ đã có kinh nghiệm sống khác nhau.

Kinh nghiệm là lý do khiến mỗi cá nhân là duy nhất. Không ai cùng đồng thời có một môi trường giáo dục, nuôi dưỡng, học tập, hoạt động xã hội, nền tảng thể chất, xã hội và văn hóa giống hệt nhau. Điều đó tạo ra những niềm tin, giá trị, tính cách và thói quen khác nhau. Mọi người đối xử khác nhau vì sự khác biệt trong môi trường của họ do kinh nghiệm sống khác nhau gây ra. Đó là lý do tại sao đôi khi rất khó hiểu hành vi của người khác. Để hiểu họ, chúng ta phải thích nghi với môi trường của họ và chia sẻ kinh nghiệm của họ. Điều này thường là bất khả thi.

Nếu chúng ta gặp tình huống căng thẳng, cách chúng ta phản ứng như thế nào phụ thuộc vào cái chúng ta được sinh ra, cái chúng ta có kinh nghiệm, và tình hình cụ thể. Giả sử một người tên là Sam và bạn cùng có gene “sợ hãi”. Các bạn đang đứng ở Savannah, Châu Phi và một con sư tử đang hướng đến. Cả hai sẽ có cùng một phản ứng khi được đặt trong cùng một tình huống chứ? Bạn sợ hãi chứ không phải là Sam. Sam cũng biết con sư tử là kẻ chinh phục hoặc Sam là kẻ chinh phục nó. Phản ứng của Sam đến từ kinh nghiệm sống của anh ấy. Sam cũng có lẽ dễ đoán theo di truyền, sẽ phản ứng khác đi với vài loại nguy hiểm. Nhưng thậm chí ngay cả khi Sam có điểm yếu với nỗi sợ hãi được di truyền ít hơn, anh ấy cũng có thể sinh ra nỗi sợ với sư tử. Một kinh nghiệm khủng khiếp với sư tử là đủ.

Hành vi bị tác động bởi trạng thái tinh thần của chúng ta

Cuộc đời của chúng ta là do những suy nghĩ của chúng ta tạo ra.

  • Marcus Aurelius Antonius (Hoàng đế và triết gia La Mã, 121 – 180)

Trạng thái tinh thần của chúng ta là một chức năng của kinh nghiệm sống và tình huống cụ thể. Giả sử (1) chúng ta đang ăn chocolate ngon lành, nghe nhạc du dương và thư giãn hoặc (2) chúng ta đau khổ trong giá lạnh, cảm thấy căng thẳng và chỉ ăn một bữa tồi tệ. Nếu chúng ta phải đánh giá, hai trường hợp sẽ có kết quả giống nhau không? Chắc chắn là không, vì trạng thái tinh thần của chúng ta sẽ khác nhau trong trường hợp 1 và 2.

Bác sỹ đã cho tôi thuốc giảm đau (khi thực tế đó là một viên đường) và sau đó tôi cảm thấy giảm đau rõ rệt.

  • Giả dược là một loại thuốc hoặc chất thụ động và không gây phản ứng (ví dụ, viên đường hoặc tiêm nước muối) thường được sử dụng không cùng với các loại thuốc thật sự khác. Các nghiên cứu chỉ ra rằng giả dược có thể cải thiện điều kiện của bệnh nhân rất đơn giản vì bệnh nhân kỳ vọng nó sẽ hoạt động tốt. Các bằng chứng khám chữa bệnh cho thấy giả dược cũng có ảnh hưởng vật lý đến não, giống như thuốc tác động. Các nghiên cứu ở Thụy Điển chỉ ra rằng giả dược kích thích não bộ giống như thuốc giảm đau. Chín sinh viên nam được yêu cầu tình nguyện tham gia một nghiên cứu về thuốc giảm đau. Các nhà nghiên cứu trước tiên kiểm tra mức độ đau để các đối tượng có thể có kinh nghiệm khi đưa một bề mặt kim loại 48oC bị ấn vào sống tay họ. Thử nghiệm được lặp lại sau khi các đối tượng đã được dùng thuốc giảm đau.
  • Sau đó các đối tượng được nói cho biết sẽ thử nghiệm hai loại thuốc giảm đau mới và một trong số đó tương tự như loại đã thử nghiệm trước đó. Thanh kim loại 48oC một lần nữa được ấn vào sống tay họ. Một người đàn ông trong áo choàng trắng, mang huy hiệu “giáo sư”, bước vào phòng. “Giáo sư” tiêm vào tĩnh mạch của họ chất opioid (một loại hợp chất giống như thuốc phiện có liên kết với một trong ba thụ thể opioid của cơ thể) – một loại chất giảm đau, hoặc tiêm giả dược. Trong quá trình thí nghiệm các nhà nghiên cứu quét não của các đối tượng và so sánh các phản ứng của bộ não. Cả thuốc giảm đau và giả dược đều sinh ra cùng một phản ứng. Cả hai trường hợp đều gia tăng lượng máu tại những vùng não đã biết có một lượng lớn các thụ thể opioid. Tám trong số chín đối tượng nói rằng giả dược làm giảm đau rõ rệt.
  • Những nghiên cứu khác cũng cho thấy những người uống viên đường khi điều trị trầm cảm và các bệnh ốm đau khác có thể trải qua hành hạ dù là tạm thời, các thay đổi trong hoạt động não và hóa học thần kinh khiến cho tình trạng của họ được cải thiện. Đồng thời cũng phát hiện ra các giả dược có thể cải thiện huyết áp, nồng độ cholesterol và nhịp tim. Nó giống như thuốc đi vào trong cơ thể và làm một cuộc cách mạng trong suốt hàng triệu năm tiến hóa.

Điều gì xảy ra khi một người khỏe mạnh phát hiện anh ta sắp chết?

  • Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu người ta hi vọng điều tồi tệ xảy ra với sức khỏe của họ, nó thường sẽ xảy ra. Những mong muốn tiêu cực có thể ảnh hưởng đến cơ thể của chúng ta và gây ra những hiệu ứng theo thời gian có thể làm suy nhược cơ thể. Trong một nghiên cứu, các phụ nữ hy vọng họ sẽ bị bệnh tim sẽ bị chết nhiều gấp gần bốn lần so với những người không mong như vậy, trong một tình trạng rủi ro như nhau. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra các bệnh nhân được cảnh báo về tác dụng phụ lên đường tiêu hóa khi dùng aspirin sẽ bị mắc gấp ba lần so với những người không biết. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy nếu người ta lo lắng về tác dụng phụ của thuốc, họ hầu hết sẽ bị tác dụng phụ. Niềm tin có một hậu quả sinh học – tốt lẫn xấu.
  • Các gene và kinh nghiệm sống của chúng ta quyết định các neuron kết nối như thế nào, và do đó tác động đồng thời tạo ra những giới hạn cho hành vi của chúng ta. Chúng ta được sinh ra với những nền tảng cơ bản của sự sống. Chúng ta có các liên kết thần kinh điều chỉnh nhịp thở, nhịp tim, nhiệt độ… Bộ não đã chọn lọc các kết nối thần kinh như thế nào để tạo ra các hành vi hữu ích? Bộ não là một sản phẩm của tiến hóa.

HAI SỰ TIẾN HÓA ĐÃ CHỌN LỌC CÁC KẾT NỐI SINH RA NHỮNG HÀNH VI HỮU DỤNG ĐỂ SỐNG SÓT VÀ SINH SẢN

Tiến hóa nghĩa là gì?

Tiến hóa là sự thay đổi (về mặt cấu trúc, sinh lý, hành vi) – nó xảy ra theo thời gian thông qua tương tác với môi trường. Giáo sư cổ sinh vật học John Horner nói trong cuốn Dinosaur Lives (Sự sống của khủng long): “Khi bạn lật từng trang cuốn album của gia đình bạn đang chứng kiến một cuộc tiến hóa đang diễn ra.”

Thuyết tiến hóa cho rằng tất cả các cá thể sống ngày nay đều phát triển từ những dạng thức sống đơn giản hơn và nguyên thủy hơn. Vì mỗi sinh vật sống đều sử dụng một bộ mã hóa di truyền như nhau, nên có vẻ như sự sống đã rơi xuống từ một tổ tiên chung xa xôi nào đó có bộ mã này. Nếu một con khỉ, chúng ta hay bất kỳ một tổ chức sống nào khác lần dấu ngược lại các tổ tiên của mình đủ xa, chúng ta có lẽ sẽ tìm ra vị tổ tiên chung.

Những cơ chế chủ yếu nào chịu trách nhiệm cho sự tiến hóa và cho việc bộ não của chúng ta phát triển như thế nào? Đột biến và chọn lọc tự nhiên.

Đột biến tạo ra các biến thể

Đột biến sinh ra bởi một lỗi sao chép trong chuỗi với các phân tử A, C, G và T khi DNA được sao chép. Lỗi đọc gene này có thể gây ra một thay đổi trong một protein dẫn đến việc thay đổi trong cá thể kế thừa gene đó. Ví dụ, một lệnh chỉ dẫn mới có thể là “hãy tạo ra Peter với một màu mắt khác.” Vì sự thay đổi là ngẫu nhiên và không đoán được, không ai có thể nói gene hay những gene nào sẽ tiến hóa.

Chọn lọc tự nhiên

Tôi đã gọi nguyên tắc này là bảo tồn, đối với những biến thể nhỏ được giữ lại nếu hữu ích, theo thuật ngữ của Chọn lọc Tự nhiên.

  • Charles Darwin (nhà tự nhiên học người Anh, 1809 – 1882)

Charles Darwin, và một nhà tự nhiên học người Anh độc lập khác – Alfred Russell Wallace, đã khám phá ra thuyết tiến hóa theo con đường chọn lọc tự nhiên. Darwin đã gọi công trình của ông, “Trong Nguồn gốc Các loài theo nghĩa Chọn lọc Tự Nhiên, hoặc Bảo tồn những chủng được yêu thích trong cuộc đấu tranh sinh tồn.”

Darwin đã lấy cảm hứng từ cuốn “An Essay on the Principle of Population” (Tiểu luận về Nguyên tắc Dân số) của mục sư Thomas Malthus, trong đó Malthus viết: “ Dân số của loài người tăng trưởng theo cấp số nhân, giống như lãi kép trong tài khoản ngân hàng, nhưng đầu ra của nông trại tăng theo tỷ lệ số học chậm hơn; kết quả là, dân số chắc chắn sẽ vượt xa nguồn cung thức ăn cho mình.” Malthus đã ghi chú rằng dân số có thể luôn vượt xa các tài nguyên, nhưng cũng bị kìm lại bởi bệnh tật, chiến tranh, thú dữ và các nguồn tài nguyên giới hạn như thức ăn.

Darwin đã tiến hành ba quan sát như sau:

(1)   Cạnh tranh và thay đổi môi trường. Trong hầu hết các giống loài (một loài là một nhóm các cá thể có khả năng tạo ra con cháu đông đúc; như rắn, sư tử, loài người) luôn luôn có các thế hệ con cháu được sinh ra có thể sống sót tới trưởng thành và tiếp tục sinh sản. Darwin tìm ra hai lý do cho điều này: (1) Vì có một lượng giới hạn tài nguyên (như thức ăn, không gian, bạn đời) nên có sự cạnh tranh giữa các cá thể với những tài nguyên đó, và (2) Vì môi trường thay đổi theo thời gian và từ vùng này sang vùng khác, nên luôn có những mối đe dọa (các loài thú ăn thịt, biến đổi khí hậu, cô lập, bệnh tật, biến đổi môi trường vật lý) tới sự sống sót của con cháu và khả năng tái sinh sản thành công.

(2)   Biến đổi cá thể. Trong một loài, có một số lượng khổng lồ các biến thể cá thể. Không có hai cá thể nào của cùng một loài giống nhau hoàn toàn về cấu trúc giải phẫu, sinh lý hay hành vi (chúng ta không phải là bản sao y nguyên của bố mẹ chúng ta). Các cá thể này biến đổi trong cấu trúc tế bào, khả năng đấu tranh và các kỹ năng xã hội. Các biến thể tạo ra mỗi cá thể duy nhất và biến thể theo một cách nào đó, có khả năng được thừa kế. Nói cách khác, con cháu có thể không giống bố mẹ chúng nhiều hơn so với việc chúng giống các cá thể khác.

(3)   Thế giới không cố định mà không ngừng tiến hóa. Mọi giống loài đều đang thay đổi, vài loài mới xuất hiện và vài loài khác tuyệt chủng.

++++

Darwin gọi nguyên lý đó là chọn lọc tự nhiên. Bất kì một biến thể nhỏ nào trong các đặc điểm cũng sẽ mang lại lợi thế cho cá thể trong cuộc cạnh tranh với các cá thể khác của cùng hoặc khác loài, hoặc trong việc thích nghi với những thay đổi trong môi trường của chúng, tăng khả năng may mắn sống sót, tái sinh sản, và di truyền các đặc điểm này cho thế hệ kế tiếp. Có lẽ chúng cũng có sức đề kháng lớn hơn với bệnh tật, hoặc có thể chạy nhanh hơn, hoặc sống sót trong biến đổi khí hậu tốt hơn.

Darwin dùng từ “chọn lọc”, nhưng tự nhiên không quan tâm ai được chọn lọc để sống sót. Tiến hóa không có chủ đích. Một cách khác để mô tả chọn lọc tự nhiên là giống như một quá trình đào thải. Vài cá thể sống sót vì chúng có đặc điểm cấu trúc, sinh lý, hành vi hay những cái khác giúp chúng tránh khỏi bị đào thải. Những cá thể không có các đặc điểm này bị loại bỏ. Di truyền cải thiện khả năng các biến thể không bị đào thải hay được chọn lọc sẽ được bảo tồn. Darwin không biết về di truyền. Do đó ông cũng không thể biết rằng những đặc điểm này được gây ra bởi các đột biến và chúng có thể được kế thừa qua gene.

Sau khi một đột biến biến đổi một cá thể, môi trường sẽ quyết định liệu thay đổi đó có cho cá thể đó lợi thế không. Nếu đặc điểm mới hữu ích, cá thể bị đột biến sẽ có nhiều khả năng sống sót, tái sinh sản và truyền đặc điểm mới cho con cháu của nó.

Lấy một con nhện độc làm ví dụ. Giả sử quần thể (một nhóm các cá thể cùng một loài chiếm giữ cùng một khu vực địa lý hay sinh thái trong cùng một thời điểm) của các góa phụ áo đen khác với nọc độc của chúng độc như thế nào. Nếu vài con nhện (đột biến) được sinh ra với nhiều độc tố hơn các con khác, hai thứ có thể xảy ra theo thời gian. Nếu nhiều độc hơn tạo lợi thế trong môi trường của lũ nhện, nhiều độc hơn sẽ được chọn lọc và đặc điểm này sẽ được truyền cho con cháu. Nếu các nàng nhện góa phụ áo đen với nhiều độc hơn sống sót và sinh sản tốt hơn những con có ít độc hơn, thì tất cả các góa phụ áo đen theo thời gian sẽ phát triển theo hướng có nhiều độc hơn. Nếu không phải là lợi thế, đặc điểm này sẽ biến mất và số lượng con nhện ít độc hơn sẽ tăng lên.

Khi các cơ thể chịu sự chọn lọc, vài đặc điểm có lẽ vẫn mang theo mà không được chọn lọc. Thậm chí nếu một đặc điểm không tạo lợi thế có thể vẫn được mang theo, chỉ cần nó không có hại, ví dụ, không được ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sống sót và sinh sản. Nhưng tình huống có thể gia tăng trong tương lai khi đặc điểm đó trở nên hữu dụng.

++

Điều gì xảy ra khi môi trường thay đổi?

Vì môi trường thay đổi theo thời gian và địa lý, những biến số khác nhau cũng được chọn lọc trong những điều kiện khác nhau. Các đặc điểm thành công trong một môi trường có thể không thành công trong một môi trường khác. Điều này được mô tả rất hay trong cuốn “Wonderful Life” (Cuộc sống tươi đẹp) của nhà cổ sinh vật học người Mỹ sau này Stephen Jay Gould: “Ngay cả khi cá trau dồi khả năng thích nghi của mình tới tột đỉnh của sự hoàn hảo đối với loài sống dưới nước, chúng cũng sẽ chết hết nếu các ao hồ khô cạn.”

Các nghiên cứu cho thấy các tổ chức cơ thể khác nhau sẽ phản ứng khác nhau khi căng thẳng môi trường. Nhưng có vẻ như một cơ thể vẫn sống sót và sinh sản độc lập với biến đổi và căng thẳng trong môi trường – loài gián. Nhà văn Richard Schweid nói trong cuốn The Cockroach Papers (Nghiên cứu về loài gián): “Nếu Thượng Đế đã tạo ra tất cả các hình dạng của sự sống, một lời chúc đặc biệt tốt lành đã được ban cho loài gián, bởi đó là thiết kế tốt nhất trong tất cả các giống loài.”

Gián là loài côn trùng cổ nhất trên hành tinh chúng ta, các tiêu bản hóa thạch từ 325 triệu năm trước đã chứng minh điều này. Nó có thể ăn hầu hết mọi thứ, sống 45 ngày không cần thức ăn, và có một hệ thống sinh sản hiệu quả với con cái có khả năng lưu trữ tinh trùng kéo dài suốt đời và một hệ thống bảo vệ vĩ đại. Gián có tổ chức cơ thể giống như hàng triệu năm về trước vì các đặc điểm của nó đã thích nghi hoàn hảo từ xưa tới nay.

Thường thường một đặc điểm hay một thay đổi trong một cá thể không xảy ra theo một bước đơn giản, mà qua một chuỗi các đột biến nhỏ tổng hợp dần dần được chọn lọc trong một thời gian dài. Khi xem xét niên đại các thiên thạch, hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng Trái đất khoảng 4.6 tỉ năm tuổi. Các hóa thạch của vi khuẩn cổ xưa nhất cách đây 3.5 tỉ năm. Với biến đổi và thời gian đủ dài, thậm chí cả những thứ phức tạp như đôi mắt cũng dần dần phát triển.

Những thay đổi trong tiến hóa có thể xảy ra rất nhanh. Những nghiên cứu về loài ruồi giấm cho thấy sự khác nhau trong kích thước cánh có thể xảy ra chỉ trong một thập kỷ. Sự thay đổi trong lãnh thổ của một loài (ví dụ khí hậu) cũng có thể dẫn tới những thay đổi cấu trúc nhanh chóng (biến thể). Các nghiên cứu khác cũng cho thấy một thay đổi trong vài gene có thể tới nhanh hơn (và gây nên những thay đổi hành vi rộng lớn) so với phụ thuộc vào những thay đổi trong nhiều gene.

Đột biến không phải là nguồn duy nhất gây ra biến dị di truyền. Các cơ chế khác (đôi khi là tương tác) có thể là biến động di truyền, luồng gene, hay cộng sinh. Biến động di truyền xảy ra khi những sự kiện ngẫu nhiên gây ra tần suất biến đổi gene khác nhau giữa các thế hệ (quan trọng hơn trong quần thể nhỏ). Luồng gene hay sự di cư là sự chuyển gene trong một loài từ quần thể này sang quần thể khác do giao phối. Ví dụ, có bằng chứng về luồng gene giữa các giống cây được nuôi trồng và các họ hàng hoang dã của chúng. Cộng sinh là sự tương tác phối hợp giữa các tổ chức cơ thể khác nhau có thể sinh ra những thay đổi di truyền. Đó còn gọi là đồng tiến hóa hay tiến hóa song song của hai loài. Một nguồn biến thể khác là sự trùng lặp gene hay sự trùng lặp ngẫu nhiên toàn bộ các gene. Như vậy chọn lọc tự nhiên không phải là cơ chế duy nhất làm thay đổi các tổ chức sống theo thời gian. Nhưng nó là qui trình duy nhất được biết đến có vẻ làm các tổ chức sống thích nghi theo thời gian.

++

Bằng chứng tiến hóa

Có bằng chứng hóa thạch về giải phẫu học và phân tử cho tiến hóa. Mẫu hóa thạch cho thấy hình thái đã bị sửa đổi như thế nào. Sự tương tự của các cơ quan trong các cơ thể sống có họ hàng gần gũi cho thấy chúng có cội rễ chung. Cũng có những bằng chứng hóa thạch DNA tương đối liên quan đến con người có thể đo bằng phân tích chuỗi DNA.

Một ví dụ tiến hóa là chất thải công nghiệp. Trước cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, màu của bướm hạt tiêu chủ yếu là màu sáng. Khi chưa có sự ô nhiễm công nghiệp, bướm tối màu hơn đã xuất hiện do đột biến. Nhưng vì bướm tối màu hơn dễ nhận ra trên những vỏ cây, lũ chim hung dữ chộp ngay được chúng. Chỉ khi môi trường thay đổi, bồ hóng từ các nhà máy mới phủ đầy cành cây, màu tối trở thành lợi thế. Sự chọn lọc bắt đầu ưu ái cho bướm tối màu. Những con bướm tối màu hơn được ngụy trang tốt hơn trên cành cây phủ đầy muội khói. Những con sáng màu hơn bị ăn thịt và con tối màu tăng dần về số lượng. Khoảng những năm 1950, môi trường bắt đầu thay đổi lại. Việc cắt giảm sử dụng than và hệ thống lọc tốt hơn trong các nhà máy tạo ra môi trường trong lành hơn, và bướm hạt tiêu lại quay dần trở về với màu sáng.

Vi khuẩn có khả năng thích nghi rộng rãi nhất. Để chúng trong kháng sinh đủ lâu, chúng sẽ thích nghi và tìm ra cách sống sót. Điều đó có nghĩa là chúng ta sử dụng càng nhiều kháng sinh, sự kháng thuốc càng xảy ra nhanh hơn. Và bất cứ cách nào chúng ta dùng để diệt sâu bọ, trừ khi nó hoàn toàn quét sạch một loài, còn không sẽ tạo ra một quần thể sâu bọ có khả năng đề kháng.

Giống như chúng ta không thể đổ lỗi cho một con vật khi nó ăn thịt con vật khác để sống sót, chúng ta không thể đổ lỗi cho vi khuẩn đã làm chúng ta nhiễm dịch bệnh. Chúng không có ý thức làm hại chúng ta. Vi khuẩn làm những việc rất tự nhiên như tất cả chúng ta – sống sót và sinh sản.

++

Tại sao vi khuẩn luôn tồi tệ với chúng ta?

Không, chúng rất quan trọng với hệ tiêu hóa và miễn dịch của chúng ta. Chúng cũng là những sinh vật sống trên trái đất này. Không có chúng, chúng ta không thể tồn tại. Để sinh ra năng lượng, chúng ta cần oxy. Oxy này được coi là sinh ra bởi một nhóm vi khuẩn gọi là cyanobacteria (hay tảo xanh), vi khuẩn hướng sáng này chủ yếu sống trong nước biển.

Nguồn gốc chính của năng lượng cho hầu hết sự sống là mặt trời. Năng lượng ánh sáng này được chuyển thành năng lượng hóa học trong cây cối, tảo và vài loại vi khuẩn nhờ quang hợp. Ví dụ, cây cối tạo ra thức ăn – thường là glucose – từ carbon dioxide (thông qua lá) và nước (chủ yếu qua rễ). Ánh sáng mặt trời cung cấp năng lượng cần thiết để vận hành quá trình sinh hóa tạo ra đường và sản phẩm phụ – oxy (do các phân tử nước tạo thành) được giải phóng vào không khí. Khi chúng ta ăn cây trồng (hay động vật ăn thực vật), chúng ta có được năng lượng chứa trong đó.

Trong cây, quang hợp được điều khiển bởi chất diệp lục. Chúng chứa các phân tử diệp lục, cho phép cây cối hấp thụ năng lượng từ mặt trời. Diệp lục có lẽ tiến hóa từ cyanobacteria khi chúng bị phản ứng tổng hợp với cây cối trong một thời gian dài. Các mẫu hóa thạch cho thấy có những loài vi khuẩn giống như cyanobacteria trên trái đất 3.5 tỷ năm về trước. Người ta cũng tin rằng mitochondria (cấu trúc tế bào không phải của vi khuẩn trong đó oxy được sử dụng để đốt cháy thức ăn tạo ra năng lượng) là kết quả tiến hóa từ phản ứng tổng hợp của loại tế bào vi khuẩn khác.

Hoạt động khác của một số cyanobacteria là cố định nitơ. Ví dụ, trong các cây trồng họ đậu, vi khuẩn sống trong rễ và chuyển hóa (cố định) nitơ trong không khí bằng phản ứng hóa học thành ammonia rất bổ ích cho các cơ thể sống khác.

++

Tại sao thế giới không bị phủ đầy cây cối và động vật chết?

Một phần do vi khuẩn đã phá hủy các mô của cây trồng và động vật chết, biến nó thành dinh dưỡng như cacbon và nitơ rồi giải phóng ra môi trường.

Hãy ra ngoài và quan sát một con chim mới chết. Sau một tháng hãy quan sát lại. Chỉ còn bộ xương.

Như vậy, tiến hóa đã chọn lọc những hành vi làm cho tổ tiên chúng ta sống sót và sinh sản. Hệ thống chỉ dẫn nào được tiến hóa chọn lọc để giúp chúng ta ra quyết định sống sót và sinh sản tốt hơn?

++

Chỉ dẫn thông qua giá trị và kinh nghiệm sống

Con người bị kéo theo hướng rất tự nhiên để kiếm tìm sự vui thú, trong khi họ chạy trốn và từ chối đau khổ.

  • Epicurus (nhà triết học người Hy Lạp, 341 – 270 TCN)

Cái gì điều khiển chúng ta?

Nhà triết học người Anh thế kỷ 17 John Locke đã nói: “Tốt và xấu, thưởng và phạt, là những động cơ duy nhất đối với một sinh vật có lý trí: những cái đó sẽ thúc đẩy và kiềm chế, theo đó cả nhân loại được vận hành và chỉ dẫn.” Chúng ta được điều khiển bởi nhu cầu tránh đau khổ của chính chúng ta (trừng phạt) và mong muốn đạt được sự vui thú (thưởng). Tiến hóa khiến cho bất kì hành vi nào trợ giúp chúng ta sống sót và sinh sản đều gây ra cảm giác vui thú và tưởng thưởng. Hành vi xấu với chúng ta gây ra cảm giác đau khổ hay đáng bị trừng phạt. Cảm giác về nỗi đau và niềm vui là một chỉ dẫn hữu ích cho những gì tốt hay xấu với chúng ta. Nếu ta ăn, ta cảm thấy vui. Nếu ta đói khát, ta cảm thấy đau khổ.

Tránh những điều có hại trước tiên. Bộ não chúng ta hình thành việc nhận diện nỗi đau nhạy cảm hơn bất kỳ cảm xúc nào. Chúng ta cũng ghi nhớ những kích thích tiêu cực tốt hơn. Giáo sư thần kinh học Antonio Damasio nói trong cuốn Descartes’ Error (Sai lầm của Descartes): “Chính những tín hiệu liên quan đến đau khổ chỉ dẫn chúng ta tránh xa khỏi những rắc rối sắp xảy ra.” Nó tạo ra cảm nhận cách mạng rằng chúng ta mong muốn tránh khỏi nỗi đau. Giáo sư tâm lý học Randolph Nesse và Giáo sư sinh học George Williams nói trong cuốn Why we get Sick (Tại sao chúng ta ốm yếu): “Đau đớn là dấu hiệu các mô đang bị thương tổn. Nó phải nhanh chóng thúc đẩy chúng ta đặt những hoạt động khác qua một bên để làm bất kỳ điều gì có thể cần thiết nhằm chấm dứt sự thương tổn.”

Chúng ta rất nhạy cảm trước những sự kiện hay kích thích có dấu hiệu chỉ dẫn gây đau đớn cho ta, điều đó giải thích lý do tại sao chúng ta ác cảm với mất mát. Richard Dawkins nói trong cuốn The Blind Watchmaker (Người thợ đồng hồ mù): “Bao nhiêu cách để sống đi nữa, thì chắc chắn còn có nhiều hơn vô số nữa các cách để chết, hay đúng hơn là không sống.” Nỗi sợ hãi mất mát lớn hơn rất nhiều so với mong muốn thắng lợi. Nghiên cứu cho thấy chúng ta cảm thấy đau khổ vì mất mát hơn nhiều so với khi chúng ta vui vì đạt được điều gì đó có cùng giá trị, và chúng ta làm việc vất vả hơn để tránh mất mát chứ không phải để chiến thắng. Điều khiến chúng ta tập trung vào mất mát hơn là phần thưởng có ý nghĩa với chúng ta hơn. Trong cuốn sách của Steven Pinker, How The Mind Works (Ý thức hoạt động thế nào), nhà tâm lý xã hội Timothy Ketelaar nói: “Khi những thứ nào đó trở nên tốt hơn, gia tăng đến một giới hạn sẽ làm lợi ích giảm dần: nhiều thức ăn thì tốt hơn, nhưng chỉ tới một ngưỡng nhất định. Nhưng khi những thứ nào đó trở nên tệ hơn, giảm dần đến một giới hạn có thể làm bạn ra khỏi trò chơi: không đủ ăn thì bạn sẽ chết.”

Ác cảm của chúng ta với nỗi đau cũng cổ vũ vài hành vi con người khác: bắt lấy những sự kiện được tưởng thưởng cao nhất. Chúng ta tự biên dịch các lựa chọn và các sự kiện theo cách làm chúng ta cảm thấy tốt hơn. Chúng ta thường thích nghe những lý do hỗ trợ niềm tin của bản thân; cho rằng bản thân tài năng hơn người khác, và cố hết sức trong những tình huống tồi tệ.

++

Vài liên kết được tăng cường như thế nào?

Nếu vài liên kết giúp chúng ta tương tác với môi trường, chúng ta sử dụng chúng thường xuyên hơn những cái không giúp chúng ta. Vì được sử dụng thường xuyên, chúng trở nên mạnh hơn.

Tiến hóa cho chúng ta những ưu tiên giúp ta phân loại cái đó là tốt hay xấu. Khi những giá trị này được thỏa mãn (gây ra vui thích hơn hay ít đau đớn) thông qua tương tác với môi trường, các liên kết thần kinh này sẽ được tăng cường. Những giá trị này được làm mạnh thêm theo thời gian vì chúng khiến con người có nhiều lợi thế sống sót và sinh sản.

Ví dụ, sáng được yêu thích hơn so với tối tăm, ăn một ít thức ăn sẽ tốt hơn không ăn gì… Khi ta uống sữa mẹ, bộ não nói với chúng ta rằng “ăn” rất vui. May mắn sống sót của chúng ta tăng lên. Nếu ta không ăn ngay sau khi ra đời, phản hồi từ bộ não sẽ là “không ăn” rất đau khổ. May mắn là chúng ta đã ăn cho tương lai. Vì phản hồi từ việc ăn là vui vẻ, vài kết nối thần kinh sẽ được tăng cường. Trong tương lai, khi chúng ta chứng kiến một kích thích tương tự, nhóm neuron đó sẽ phản ứng mạnh hơn. Hành vi nào chúng ta thấy được tưởng thưởng, tức có thể vui sướng và ít đau khổ, sẽ được tăng cường.

Các liên kết trong bộ não được tăng cường hoặc làm suy yếu, phát triển và thay đổi. Chúng ta càng tiếp thu nhiều kinh nghiệm, càng nhiều kết nối thần kinh cụ thể được tăng cường, chúng ta sẽ học và ghi nhớ tốt hơn những kinh nghiệm này. Rồi chúng ta sử dụng những đại diện của những gì đã xảy ra được lưu trữ trong não, khi ta phản ứng với mọi người và các tình huống. Một cách cơ bản, những gì ta làm hôm nay là một chức năng của những gì đã hoạt động trong quá khứ. Chúng ta thích nghi với môi trường bằng cách học hỏi từ kết quả các hành động trước đó. Chúng ta làm những thứ mà ta gắn kết nó với niềm vui, và tránh những thứ mà ta liên kết nó với nỗi đau.

+++

Bộ não hoạt động giống máy tính – hệ thống và logic, có phải không?

Không, đó là một hệ thống chọn lọc đặt các mô hình mẫu và các neuron cạnh nhau. Tiến sĩ Ralph Greenspan nói:

Vô nghĩa nếu bộ não hoạt động giống máy tính. Máy tính ghi và có những thứ được lưu trữ trong những vùng cụ thể và ổn định. Não chúng ta không làm những cái đó. Khi kì thủ cờ vua vĩ đại Gary Kasparov thua siêu máy tính Big Blue, mọi người đều nói “Aha, cái máy đó có thể suy nghĩ”. Big Blue không biết suy nghĩ. Big Blue đơn giản đang chơi lại bằng cách sử dụng toàn bộ lịch sử các ván đấu cờ vua. Đó không phải là cách mà Gary Kasparov hay bất kỳ con người nào chơi cờ. Chúng ta nhận dạng mô hình. Dù chúng ta có khả năng logic, não cũng không hoạt động theo các nguyên tắc logic. Nó hoạt động bằng cách lựa chọn nhận diện mô hình mẫu. Đó là một mạng động. Nó không phải là một cái máy logic “nếu – thì”.

Máy tính chơi cờ vua không có khả năng nhận dạng mô hình. Thay vào đó, nó tìm kiếm tất cả các khả năng di chuyển có thể trên bàn cờ đã cho. Các kỳ thủ thường tìm kiếm các mô hình mẫu và quyết định làm gì dựa trên những gì đã diễn ra tốt đẹp trong quá khứ. Tại sao? Vì những gì đã làm việc trong quá khứ sẽ làm việc được trong tương lai. Warren Buffett đã theo đuổi điều này:

Có một bài báo lớn trên tạp chí New Yorker… khi các trận đấu cờ vua Fischer/Spassky đang diễn ra. Nó đã đặt ra ý tưởng liệu con người có khả năng đấu một ván cờ với máy tính hay không. Chúng ta đang có những chiếc máy tính làm hàng trăm nghìn phép tính trong một giây. Và bài báo hỏi, “Khi tất cả chúng ta đang thực sự nhìn vào các kết quả từ vô số nước đi trong tương lai, liệu bộ óc con người có thể làm giống như máy tính – có thể suy nghĩ với tốc độ không thể tin được như vậy?”…

Nào, hóa ra một bộ óc giống như … của Fischer hay Spassky cơ bản đã đang loại bỏ 99.99% khả năng mà thậm chí không cần suy nghĩ. Vì vậy không phải là họ có thể suy nghĩ vượt xa máy tính về mặt tốc độ, mà họ có khả năng – cái mà bạn gọi là “phân nhóm” hay “loại trừ”, trong đó họ đơn giản chỉ đi thẳng vào một số rất ít khả năng trong số hàng triệu tỷ khả năng thực sự chả có mấy cơ may thành công.

Bây giờ chúng ta có một câu hỏi quan trọng: Phần nào trong hệ thống giá trị được coi là “đặc trưng con người”?

Chúng ta đã biết các liên kết giữa các neuron quyết định chúng ta suy nghĩ và cư xử như thế nào. Gene của chúng ta đưa ra một cơ sở để phát triển thần kinh và kinh nghiệm sống cũng như môi trường sẽ định hình bộ não.

Vì bộ não được tạo thành từ kinh nghiệm sống và vì một cá thể không tiếp tục làm những gì không còn vận hành được (học thông qua thử và sai), tiến hóa tăng cường hành vi và giá trị trợ giúp chúng ta sống sót và sinh sản. Hành vi này phải thích nghi với môi trường mà con người đã trải qua trong hầu hết lịch sử tiến hóa. Câu hỏi theo đó sẽ trở thành: Cái gì là môi trường vận hành để não người tiến hóa?

+++

Môi trường săn bắn hái lượm đã tạo nên đặc tính cơ bản của chúng ta

Tiến hóa của loài người bắt đầu khoảng 4 tới 7 triệu năm trước và não người hiện đại ngày nay đã xuất hiện trong thời gian khoảng 150,000 – 200,000 năm trước. Hầu hết thời gian, cha ông chúng ta sống trong các xã hội săn bắn hái lượm nguyên thủy. Những xã hội này tồn tại cho đến khi kết thúc kỷ Băng Hà, khoảng 13,000 năm trước. Ngay sau đó, 10,000 năm trước, nông nghiệp đã phát triển.

Điều đó có nghĩa là nhân loại đã trải qua trên 99% lịch sử tiến hóa của mình trong môi trường săn bắn hái lượm. Nếu ta nén 4 triệu năm trong 24 tiếng đồng hồ, và nếu lịch sử của loài người bắt đầu lúc nửa đêm, thì nông nghiệp xuất hiện lúc 23 giờ 55 phút.

Nếu những điều kiện và thách thức của môi trường săn bắn hái lượm đã được chọn lọc tự nhiên lựa chọn cho các đặc điểm thích nghi để sống sót và sinh sản, chúng ta phải tìm ra xem môi trường đó như thế nào. Điều gì điều khiển sự tiến hóa của tổ tiên chúng ta? Điều gì là đặc trưng cho môi trường đã định hình nên bộ não chúng ta ngày nay? Điều kiện môi trường những người săn bắn hái lượm đã sống như thế nào? Liệu có sẵn các tài nguyên như thức ăn và bạn tình không? Khí hậu và địa lý khi đó thế nào? Có vẻ như môi trường mà tổ tiên của chúng ta sống, có điều kiện sinh thái, xã hội và con người hoàn toàn khác với ngày nay. Con người khi đó sống trong các ngôi làng nhỏ nơi mà mọi người đều quen biết nhau và người lạ không thường xuất hiện. Có kẻ thù, thú dữ ăn thịt và bệnh tật. Những tài nguyên hữu hạn tạo ra cạnh tranh thức ăn và bạn tình.

Đàn ông và đàn bà đóng những vai trò khác nhau nào? Đàn ông có trách nhiệm săn bắn, và bảo vệ cả nhóm khỏi thú dữ và kẻ thù. Phụ nữ hái lượm và chuẩn bị thức ăn gần nhà, chăm sóc con cái.

Nếu đó là môi trường, cái gì có thể là hành vi phù hợp làm gia tăng khả năng sống sót và sinh sản? Hành vi nào là tự nhiên trong suốt 99% lịch sử của chúng ta?

+++

BA HÀNH VI THÍCH NGHI ĐỂ SỐNG SÓT VÀ SINH SẢN

Con người làm những gì họ cho là mang lại lợi ích tốt nhất cho họ?

Đúng vậy, một đặc điểm cơ bản mà tất cả cá thể đều giống nhau đó là tư lợi. Chúng ta đều mong muốn bảo vệ gia đình và bản thân. Tại sao?

Vì chọn lọc tự nhiên là để sống sót và sinh sản, các cá thể cũng phải sống sót hoặc chết và sinh sản hoặc không, họ dễ hành động theo các cách thức để khuyến khích niềm tự hào bản thân vì đã sống sót và sinh sản. Môi trường tổ tiên chúng ta chỉ có các tài nguyên hữu hạn – gồm các tài nguyên tái sinh và cạnh tranh khốc liệt. Tính tư lợi đến rất tự nhiên.

Chuyện gì nếu tổ tiên chúng ta có lòng vị tha – các cá thể giúp đỡ người khác bằng chi phí của chính họ? Các cá thể vị tha là một bất lợi. Họ luôn đầy sơ hở trước những kẻ đột biến với nhiều lợi thế hơn họ. Hành vi vị tha không thể tiến hóa theo con đường chọn lọc tự nhiên vì chọn lọc tự nhiên yêu thích những cá thể tốt nhất trong công cuộc kiếm tìm sự sống sót và sinh sản thành công. Chỉ hành vi ích kỷ hay tương trợ vì tư lợi sẽ được ưu tiên bởi chọn lọc tự nhiên. Vài hành vi trong một số điều kiện có thể giống như vị tha, nhưng thường phải giải thích theo tính tư lợi. Nhận thức xã hội, kiêu hãnh, sợ hãi xã hội không chấp nhận, xấu hổ, cứu rỗi khỏi nỗi đau, tránh những điều tội lỗi, kỳ vọng về cuộc sống sau khi chết tốt hơn và một xã hội tốt hơn là những lý do đằng sau các hành động “vị tha”.

Nhưng những phẩm chất đạo đức xã hội đã phát triển như thế nào? Charles Darwin đã viết trong chương bốn của cuốn The Descent of Man (Nguồn gốc loài người): “Tại sao một con người nên cảm thấy anh ta phải tuân theo mong muốn bản năng hơn những thứ khác? Tại sao anh ta hối tiếc và cay đắng nếu thể hiện ý thức tự bảo vệ mạnh mẽ, và không thấy rủi ro cho tính mạng của mình khi cứu một đồng loại khác; hoặc tại sao anh ta nuối tiếc khi ăn trộm thức ăn từ một người đói khát hơn?” Trong chương năm của cuốn sách, Darwin đã viết đó là một “kích thích mạnh mẽ để phát triển đức hạnh xã hội, cụ thể là, khen và chê của đồng loại.”

Tình yêu với sự thừa nhận và nỗi sợ hãi sự ô nhục, cũng như sự ban cấp lời khen chê chính là do … bản năng thông cảm; và bản năng này không nghi ngờ đã được yêu cầu chân thật, giống như các bản năng xã hội khác, qua con đường chọn lọc tự nhiên… Chúng ta có thể sẽ kết luận rằng, người nguyên thủy, ở một thời điểm rất xa xôi trong quá khứ, có thể đã từng bị tác động của lời khen chê từ đồng loại. Thoạt tiên, các thành viên trong cùng bộ lạc chấp nhận hành vi xuất hiện trước mắt họ vì cái thiện rất chung chung, và có thể cho rằng ma quỉ xuất hiện. Để làm việc thiện với người khác và làm cho người khác cũng thấy họ nên làm với bạn – là những tảng đá đầu tiên hình thành nên đạo đức. Thế nên rất khó có thể phóng đại tầm quan trọng trong suốt thời kỳ thô sơ với lòng yêu mến được ngợi khen và sợ hãi bị chê cười. Con người không bị xô đẩy bởi bất kỳ cảm xúc sâu sắc hay bản năng nào, để hi sinh tính mạng vì việc thiện cho người khác, thậm chí còn bị chọc tức bởi những hành động có ý nghĩa vinh quang, ví dụ như kích thích mong muốn vinh quang ở người khác, và tăng cường luyện tập để có cảm giác cao quí vì được ngưỡng mộ. Con người có lẽ sẽ làm việc thiện nhiều hơn nữa cho bộ lạc của mình, hơn nữa sinh con đẻ cháu với khuynh hướng kế thừa các đặc điểm cao quí.

Chuẩn mực đạo đức cao cũng có lợi với bộ lạc. Darwin tiếp tục:

Đừng quên rằng dù chuẩn mực đạo đức cao đã được ra đời, nhưng một phần nhỏ hoặc không có lợi với mỗi cá nhân và con cháu anh ta so với người khác trong cùng bộ lạc, tuy nhiên lợi ích của chuẩn mực đạo đức và sự gia tăng số lượng những người quyên góp chắc chắn sẽ tạo ra một lợi ích to lớn cho bộ lạc so với những bộ lạc khác.

Hợp tác thường xuyên là lợi ích cao nhất

Nếu con người không vị tha như bản chất tự nhiên, họ có thể hợp tác không?

Trợ giúp lẫn nhau có giá trị sống còn to lớn. Nhưng con người đã cộng tác với nhau trong hoàn cảnh nào? Trò chơi Prisoner’s Dilemma (Bài toán Tù Nhân) có lẽ sẽ mở ra tia sáng cho vấn đề: Giả sử bạn và đối tác cùng nhau đi ăn trộm. Cả hai bạn bị cảnh sát bắt và hỏi cung từng người một. Không đủ bằng chứng để kết tội bạn, trừ khi đối tác của bạn thú nhận. Điều tra viên cho các bạn lựa chọn hợp tác hoặc không.

“Nếu cả hai từ chối phạm tội, vẫn đủ bằng chứng đưa cả hai vào tù một năm.”

“Nếu cả hai thú nhận, cả hai cùng vào tù 3 năm.”

“Nếu bạn thú nhận nhưng đối tác của bạn từ chối, bạn được tự do còn đối tác của bạn sẽ đi tù 10 năm.”

“Nếu bạn từ chối nhưng đối tác của bạn thú nhận, bạn sẽ vào tù 10 năm.”

Bạn nên làm gì? Kết quả của bạn đều phụ thuộc vào những gì đối tác của bạn làm. Từ quan điểm của một người ngoài cuộc, có vẻ như tốt nhất là cả hai cùng chối tội (chỉ bị tù 1 năm). Nhưng từ quan điểm cá nhân của chính bạn, có vẻ như tốt nhất là thừa nhận (tự do). Vấn đề là bạn không biết đối tác của bạn sẽ làm gì. Nếu anh ta phản bội bạn, tốt hơn là bạn cũng phản bội anh ta và cùng nhận 3 năm tù, thay cho 10 năm nếu bạn chối tội còn anh ta thừa nhận. Nếu anh ta từ chối nhận tội, cũng vẫn tốt hơn là bạn nên thừa nhận vì bạn sẽ được tự do, hơn là 1 năm tù nếu bạn cũng không thừa nhận.

Vì cả hai cùng theo đuổi logic như thế và đều nhận tội, cả hai bạn sẽ đi tù 3 năm. Làm những gì bạn tin là tốt nhất sẽ dẫn đến kết quả tồi tệ hơn nếu hai bạn cùng hợp tác và từ chối. Nhưng đây là một tình thế khó khăn. Bạn không biết liệu bạn có nên tin tưởng đối tác của mình hay không. Hợp tác chỉ có thể vận hành nếu bạn và đối tác của bạn tin tưởng lẫn nhau.

Các thử nghiệm cho thấy, nếu người ta chơi game thua lên thua xuống, họ học được một điều, sẽ có lợi hơn nếu hợp tác. Việc lặp đi lặp lại sẽ kiểm tra độ tin cậy. Tin tưởng là chìa khóa và rất mong manh. Nó có thể biến mất lúc nào đó. Tổng thống Mỹ thế kỷ 19 Abraham Lincoln đã viết: “Nếu bạn làm mất lòng tin của quần chúng, bạn không bao giờ có thể dành lại sự tôn trọng và yêu mến của họ. “

Cách khác tạo ra sự hợp tác là để cho các đối tác giao tiếp trong suốt trò chơi. Nói chuyện sẽ khích lệ việc cộng tác. Vì con người là động vật xã hội, họ có thể thay đổi hành vi của mình để người khác có lợi thế. Cuối cùng, vấn đề lòng tin và trao cho các cá nhân lời khích lệ hợp tác.

Trong chương ba cuốn The Descent of Man (Nguồn gốc loài người), Charles Darwin viết:

Vào thời điểm hành động, con người không nghi ngờ nữa, sẽ hành động theo sự thúc đẩy mạnh mẽ hơn; và dù đôi khi điều đó cũng có lẽ nhắc nhở anh ta hướng tới những hành vi cao quý nhất, nói chung nó vẫn dẫn dắt anh ta đi tới thỏa mãn các mong muốn cá nhân của chính anh ta nhiều hơn là chi phí cho người khác. Nhưng sau khi đã thỏa mãn bản thân, khi quá khứ và các ấn tượng trở nên yếu ớt hơn đối lập với những bản năng xã hội bất tận, việc trừng phạt chắc chắn sẽ đến. Con người khi đó sẽ cảm thấy bất mãn với bản thân, và sẽ giải quyết bằng ít hoặc nhiều nỗ lực hơn nữa để hành động khác đi trong tương lai. Đó gọi là lương tâm; khi lương tâm nhìn lại và phán xét quá khứ, trong đó có cả những loại bất mãn kia, nếu yếu, chúng ta sẽ gọi lên sự nuối tiếc, và nếu nghiêm trọng, sẽ ăn năn hối hận.

Nhưng chúng ta cũng phải nhận thấy giao tiếp có thể lừa phỉnh. Con người cũng giả dối. Cũng như vậy, giao tiếp trò chuyện không phải hoàn hảo – có thể có lỗi hay hiểu nhầm.

Chiến lược được sử dụng hiệu quả trong một thời gian dài là một phiên bản hiện đại của “ăn miếng trả miếng” hay TIT – FOR – TAT. Nó cho rằng, chúng ta nên hợp tác ngay từ lần gặp đầu tiên và sau đó làm bất kỳ những cái gì mà “đối thủ” của chúng ta đã làm trong quá khứ. Khi đối thủ của bạn hợp tác, chúng ta nên hợp tác. Khi đối thủ không hợp tác, chúng ta nên trả đũa. Rồi sau đó hãy tha thứ và quay lại hợp tác lần kế tiếp. Nó tưởng thưởng sự hợp tác đã qua và trừng phạt việc bỏ đi trước đây. Nó giả sử rằng trò chơi được lặp đi lặp lại hết lần này đến lần khác. Thực tế chúng ta sẽ không bao giờ biết liệu chúng ta có gặp lại đối thủ đó trong tương lai hay không. Cũng như đối thủ, chúng ta cũng không biết khi nào trò chơi kết thúc, có vẻ công bằng. Tất nhiên, trò Prisoner’s Dilemma chỉ là trò chơi hai người. Thực tế thường là sự tương tác của rất nhiều người.

Có một nhóm các nhà khoa học nói rằng, chúng ta cư xử tốt hơn người khác – các con cháu họ hàng gần về mặt di truyền với chúng ta. Đó là sự chọn lọc nhân thân. Chúng ta hành xử vị tha với thân nhân mình vì họ chia sẻ các gene chung với ta. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong các loài có tính xã hội, họ hàng thường giúp nhau nhiều nhất. Hai cá thể càng gần gũi nhau về mặt di truyền, họ càng có khuynh hướng đối xử với nhau tốt hơn. Nếu bạn hy sinh điều gì cho con cái bạn, có lẽ sẽ tổn hại bản thân bạn, nhưng vì con cái của bạn chia sẻ các gene của bạn, hiệu ứng nói chung là vẫn tích cực. Các nhà khoa học cho rằng một thử nghiệm chọn lọc thân nhân là những gì chúng ta có thể làm nếu một người họ hàng và một người bạn tốt cùng sắp bị chết đuối. Chúng ta chỉ có thể cứu được một trong số họ. Điều gì xảy ra nếu một trong số họ là anh em họ hàng xa mà bạn chỉ gặp 2 lần, còn người bạn kia ngày nào cũng cùng bạn chơi đùa? Bạn sẽ cứu ai?

Hành xử nào là phù hợp với tổ tiên của chúng ta?

+++

Xu hướng sợ hãi

Những nỗi sợ hãi của chúng ta luôn luôn nhiều hơn số lượng nguy hiểm.

  • Lucius Annaeus Seneca (Nhà triết học La Mã, 4 TCN-65)

Các hành khách lên chuyến bay 651 đi Chicago. Hai giờ sau khi cất cánh, người phục vụ chuyến bay nghe thấy tiếng ồn khả nghi từ phòng vệ sinh. Các hành khách bắt đầu truyền nhau. Sự hoảng loạn tràn ra.

Chúng ta đều sợ hãi những sự kiện bi đát và đe dọa chúng ta. Ta sợ mất sức khỏe, gia đình, bạn bè, an toàn, tiền bạc, địa vị xã hội, quyền lực, hay công việc. Chúng ta cũng sợ hãi bạo lực, tội phạm, trừng phạt, từ chối, thất bại, không biết, sự cố bất thình lình, những gì không thể tiên đoán trước hay những gì không thể điều khiển được. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ngay khi chứng kiến một sự kiện gây chấn thương cũng có thể sinh ra những phản ứng sợ hãi giống như chính bạn bị chấn thương vậy.

Nỗi sợ hãi là cảm xúc cơ bản nhất của chúng ta. Sợ hãi tiến hóa để giúp chúng ta dự đoán nguy hiểm và tránh đau đớn. Nhà văn khoa học Rush Dozier đã viết trong cuốn Fear itself (Bản chất nỗi sợ hãi): “Nỗi sợ hãi là cơ bản, vì sự sống là cơ bản. Nếu chúng ta chết, mọi thứ đều trở nên vô giá trị.”

Nhân loại đã phát triển cảm xúc mạnh mẽ về nỗi sợ hãi. Môi trường của tổ tiên chúng ta đầy hiểm nguy. Nỗi sợ hãi với những nguy hiểm vật lý, sự không thừa nhận của xã hội, thiếu thức ăn, không bạn tình, thú dữ, v.v… Tự tồn tại là một sự khuyến khích mạnh mẽ. Các sai lầm có thể phải trả giá cực đắt. Giả sử hai cá thể cùng nghe thấy một âm thanh lạ sau bụi rậm. Một người nhìn ra phía sau bụi rậm và bị một con rắn độc cắn rồi chết. Người kia nhìn những gì đã xảy ra, chạy trốn và sống sót. Luôn giả thiết có mối đe dọa sau những bụi cây và chạy trốn có thể cứu mạng ta. Chi phí của sai lầm và chạy khi không có con rắn nào là rất nhỏ. Nhưng cái giá của việc ở lại quanh quẩn khi có một con rắn có thể là chính mạng sống. Thất bại trong việc phát hiện ra các mối đe dọa tiềm tàng thường phải trả giá đắt hơn một cảnh báo sai. Tổ tiên chúng ta đã học thông qua việc thử và sai trong một thời gian dài, đau khổ có thể tránh được nếu họ sợ hãi. Họ sống sót thoát khỏi các hiểm nguy vì họ đã học được phải đáp trả như thế nào.

Nếu đau khổ và sung sướng là những chỉ dẫn hướng chúng ta tới sống sót và sinh sản, nỗi sợ hãi là dấu hiệu cảnh báo sinh học của chúng ta để tránh khỏi nỗi đau.  Sợ hãi cảnh báo chúng ta những đe dọa tiềm tàng và giữ chúng ta không hành động theo những con đường dẫn đến tự diệt. Nó giúp chúng ta tránh khỏi những đe dọa và khiến chúng ta hành động để ngăn chặn những tổn thương lớn hơn. Sợ hãi chỉ dẫn ta tránh khỏi những gì đã không làm việc trong quá khứ. Sợ hãi gây ra lo lắng và băn khoăn, một phản ứng bình thường trước các hiểm nguy vật lý. Nó kích hoạt các hormone như adrenaline và cortisol, chúng khiến chúng ta luôn chú ý các nguy cơ vì chúng ta đang cần tập trung trọn vẹn vào việc thoát ra khỏi mối đe dọa.

Mức độ sợ hãi mà chúng ta cảm nhận phụ thuộc vào việc biên dịch nguy cơ và nhận thức cách điều khiển. Chúng ta càng cảm thấy vô dụng và dễ bị tổn thương bao nhiêu, cảm xúc sợ hãi càng mạnh bấy nhiêu.

Giả sử bạn đang đi dạo một mình lúc đêm khuya trên một con phố hoang ở thành phố New York. Bỗng nhiên bạn nghe thấy những bước chân phía sau bạn. Chuyện gì xảy ra? Ngay lập tức bạn cảm thấy đang rơi vào tình trạng tồi tệ nhất – cướp, cưỡng hiếp, v.v… Hệ thống thần kinh tự trị của bạn sẽ chuyển giao và chuẩn bị cho bạn chiến đấu hoặc chạy trốn. Phản ứng của bạn bắt đầu hình thành trong bộ não và kích hoạt một quá trình hóa sinh học. Nhịp tim, nhịp thở, áp suất máu, xung thần kinh và lượng đường trong máu bạn đều tăng lên. Hành vi thông thường khi bạn là nạn nhân của stress, cũng được nhận thức tương tự. Bạn phản ứng với nỗi sợ hãi trên một con phố hoang vì tiến hóa đã đóng gói vào trong não bạn và đăng ký nỗi đau khổ này cần nhạy cảm hơn bất kỳ cảm xúc nào khác. Bạn đã sử dụng “bộ nhớ” của quá khứ các tổ tiên của bạn – hệ thống sợ hãi nguyên thủy của bạn để chiến đấu hoặc chạy trốn.

Những gì chúng ta sợ hãi và cường độ phản ứng của chúng ta phụ thuộc vào các gene, kinh nghiệm sống, và tình huống cụ thể. Thoạt tiên bạn sẽ phản ứng theo bản năng, nhưng nếu tình huống này bạn đã có kinh nghiệm trước đó (vì não bạn đã được nối dây liên tục với các kinh nghiệm sống), phản ứng cuối cùng có thể bình tĩnh hơn. Bạn nhìn quanh và thấy một bà già đang dắt chó đi dạo. Hoặc bạn có lẽ sẽ chạy mất, vì bạn muốn tránh những tình huống như trong quá khứ khiến bạn đau đớn. Bạn càng được tiếp xúc với một kích thích càng nhiều, dù là thứ rất kinh khủng đi chăng nữa, ngưỡng chịu đựng sợ hãi của bạn càng cao. Nếu bạn đã từng đi dạo trên cùng con phố hoang này rất nhiều lần trước đó và nhận ra mỗi lần tiếng ồn đều từ bà già dắt chó đi dạo kia, bạn có lẽ sẽ không sợ hãi nữa. Trừ khi một điều gì đó kinh khủng đã xảy ra.

Thường thường các cảm xúc mang thông tin cảm tính giúp chúng ta ra quyết định tốt hơn. Ví dụ, tội lỗi có thể làm chúng ta ăn năn hối hận khi gây ra những việc sai trái, và ta sẽ sửa chữa. Nó cũng có thể khiến ta hợp tác. Sự thù ghét có vẻ cũng là một phản ứng với nguy hiểm bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tật và nguy cơ bị làm hại. Xấu hổ cũng giúp ta tránh vài cám dỗ hay giảm rủi ro đối đầu trong nhóm. Người không thể trải nghiệm với các đáp ứng cảm xúc do não bị thương tổn, sẽ có thể không có khả năng học từ sai lầm hay lựa chọn một cách thức mạch lạc.

+++

Tìm kiếm những lời giải thích

Tôi đã ăn một loại cây và giờ tôi bị ốm. Do đó, tôi tin rằng loại cây đó không tốt cho tôi.” Trong chương hai cuốn The Descent of Man (Nguồn gốc loài người), Charles Darwin đã viết: “Ngay khi những năng lực quan trọng như tưởng tượng, tự hỏi và tính tò mò, cùng với vài sức mạnh suy luận khác, bắt đầu được phát triển từng bước, con người đã thèm khát được hiểu hết những gì đang xảy ra xung quanh họ một cách tự nhiên.”

Chúng ta không thích những thứ không chắc chắn hoặc vô danh. Chúng ta cần phân loại, chia nhóm, tổ chức và xây dựng cấu trúc thế giới.

Việc phân loại các ý tưởng và các đối tượng giúp chúng ta nhận diện, phân biệt và hiểu biết. Nó đơn giản hóa cuộc sống. Hiểu và điều khiển được môi trường giúp chúng ta phản ứng tốt với tương lai. Chúng ta muốn biết những thứ đó đã xảy ra như thế nào và tại sao, điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Hiểu được một sự kiện xảy ra như thế nào giúp chúng ta tiên đoán được nó có thể xảy ra lại như thế nào. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta luôn tìm kiếm các mô hình và quan hệ nhân quả giữa các đối tượng, hành động, và tình huống. Việc này giúp xác định và hiểu biết mọi thứ dễ dàng hơn, và tiên đoán dựa trên sự tương tự giữa các mô hình cũng dễ dàng hơn. Phát hiện và nhận diện các kết nối giữa mọi thứ và sự kiện trong môi trường giúp chúng ta học được điều gì đang và không hoạt động. Các mô hình mẫu cũng giúp chúng ta tiện nghi hơn, làm cho nhu cầu tìm ra chúng càng trở nên quan trọng hơn.

Để học được những gì làm việc và không, những gì tốt và tồi tệ, chúng ta phải khám phá. Khám phá môi trường thành công cho phép chúng ta sống sót và sinh sản.

Ghi nhớ nơi chốn, mẫu vật và các sự kiện rất quan trọng. Nhưng thi thoảng, bộ não có thể bị thu hút đặc biệt bởi những thông tin mới hay những kinh nghiệm lạ. Những nghiên cứu gần đây cho rằng bộ não phản ứng với những điều mới lạ. Cái không biết sẽ có khả năng được tưởng thưởng, do đó sẽ khích lệ chúng ta khám phá môi trường và học hỏi cho tương lai.

Chúng ta phải linh hoạt đối với những thay đổi liên tục và những điều không đoán được. Ta thường xuyên khám phá những cái không biết trong tình trạng ngẫu nhiên. Ví dụ, nhiều động vật, khi tìm kiếm thức ăn, sẽ bắt đầu tìm kiếm ngẫu nhiên, và chỉ thay đổi hành vi của chúng khi chúng nhìn thấy một kích thích được tưởng thưởng. Sau đó chúng sẽ hướng tới nó.

Linh hoạt và học hỏi vô số lựa chọn để chọn ra cái thích hợp nhờ tương tác với thế giới, là một giá trị lớn. Nó ám chỉ rằng việc tìm ra những cách thức mới để tương tác với thế giới được ưu tiên hơn so với luyện tập quá sức trong những mô hình cũ. Ví dụ, các nghiên cứu về ong mật cho thấy chúng định hướng theo một tổ chức bộ nhớ không gian giống như bản đồ. Khi những con ong được đào tạo hết sức để tìm ra một nơi có mật hoa, chúng rất dễ dàng tìm được đường trở về tổ từ nơi đó, nhưng lại không dễ dàng lắm nếu từ những nơi khác. Nhưng khi vẫn những con ong đó được đào tạo hướng tới nhiều nơi có mật, chúng sẽ tìm đường về nhà tốt hơn dù từ nhiều vị trí khác nhau. Các nghiên cứu sâu hơn cũng cho thấy chúng ta học tốt hơn khi chúng ta trộn lẫn nhiều thông tin với những gì ta đã biết.

+++

Phân loại nhanh

Câu chuyện về một người tới nhà thăm vị giáo sư. Bên ngoài căn nhà, một con chó đang chơi đùa trên bãi cỏ. Khi giáo sư mở cửa cho người đó vào nhà, con chó cũng chạy vào. Sau đó giáo sư hỏi người này: “Anh thường đi du lịch với con chó của mình à?” Người đó trả lời, “Đó không phải con chó của tôi. Tôi đã nghĩ đó là chó của ngài.”

Não chúng ta được nối dây để nhận thức trước khi nghĩ – sử dụng cảm xúc trước khi suy luận. Giống như hậu quả của xu hướng sợ hãi, việc phân loại nhanh đến rất tự nhiên. Thời gian và kiến thức giới hạn trong một môi trường nguy hiểm và đáng sợ làm cho việc khái quát hóa vội vàng và rập khuôn trở thành quan trọng để sinh tồn. Chờ đợi và cân nhắc các bằng chứng có nghĩa là chết. Có phải chúng ta thường xuyên vẽ nhanh ra các kết luận, hành động bốc đồng và sử dụng cảm xúc để tạo ra ấn tượng và đánh giá một cách nhanh chóng không?

Chúng ta đặc biệt đề phòng những gì chuyển động. Có lẽ nó ám chỉ sự nguy hiểm. Đó là lý do tại sao chúng ta tự giác nắm lấy một vị trí – hay ai đó có trách nhiệm – khi chúng ta phát hiện sự di chuyển. An toàn hơn là phải hối tiếc.

++

Nam và nữ có những ưu tiên khác nhau

“Bộ não để làm gì?” Giáo sư thần kinh học Michael Gazzaniga đã hỏi trong The Mind’s Past (Quá khứ của trí tuệ), “Câu trả lời thông minh cho câu hỏi đó là quan hệ tình dục. Nói một cách đầy đủ hơn, bộ não tồn tại để ra các quyết định tốt hơn về việc làm thế nào tăng cường khả năng sinh sản thành công.” Sinh sản là hoạt động trung tâm trong cuộc đời của mọi sinh vật sống. Khi một cá thể sống sót mà qua tuổi sinh sản, cá thể đó vô dụng về mặt tiến hóa.

Cuộc đấu tranh để sinh sản đôi lúc có thể có những hiệu ứng đặc biệt. Trong tự nhiên, mọi thứ không phải luôn luôn là những gì chúng có vẻ như thế.

Một con kiến trèo lên đầu một ngọn cỏ, ngã xuống, rồi lại cố thử đi thử lại… cho đến khi một con cừu đến và xơi luôn ngọn cỏ (và cả con kiến). TẠI SAO con kiến cứ mãi cố chấp trèo lên ngọn cỏ? Con kiến có lợi gì?

Không có lợi gì đối với con kiến. Đây là hành vi được thao tác bởi một loại sâu bọ ký sinh có nhu cầu đi vào ruột cừu để sinh sản. Bằng cách trưng dụng vật chủ tức thời là con kiến để trèo lên các ngọn cỏ, ký sinh trùng sẽ làm tăng cơ hội con kiến bị động vật ăn cỏ ăn thịt. Lợi ích ở đây là sự thành công về mặt sinh sản của ký sinh trùng, chứ không phải con kiến. Một loại ký sinh trùng khác, Toxoplasma, chỉ có thể sinh sản trong cơ thể mèo. Nó làm cho con chuột mất đi nỗi sợ hãi được kế thừa với loài mèo (mùi mèo) và sau đó khiến cho con chuột kết thúc trong bữa tối của một con mèo. Một loại ký sinh trùng khác làm cho cá bơi trong những vùng nước nông khiến chim có thể bắt được chúng, vật chủ cuối cùng của loại ký sinh trùng này.

Hầu hết động vật (gồm cả con người) làm vài việc để thu hút giới tính đối lập. Do chọn lọc tự nhiên tuyệt đối chỉ dành cho sinh sản trong một thế giới hữu hạn bạn tình, vài cá thể có năng lực tìm kiếm bạn tình tốt hơn những cá thể khác. Những cá thể có lợi thế trong thu hút bạn tình tiềm năng sẽ được “chọn lọc”. Những đặc điểm nào khiến chúng có lợi thế? Những đặc trưng giải phẫu hay hành vi nào sẽ thu hút được bạn tình khác giới hay đe dọa các đối thủ?

Darwin nhận thấy rằng nhiều đặc điểm giải phẫu và hành vi không có bất kỳ giá trị sống sót nào nhưng có thể đóng vai trò quan trọng trong thu hút bạn tình. Sức mạnh và vẻ đẹp là những dấu hiệu như vậy. Ông gọi cơ chế này là chọn lọc giới tính. Ví dụ, màu sắc phát sáng tạo ra sức hút giới tính giữa các con bướm. Và gà mái thích những con gà trống có đuôi to và đầy màu sắc.

Trong cuốn Parental Investment and Sexual Selection (Đầu tư của cha mẹ và chọn lọc giới tính), nhà sinh học Robert Trivers nói rằng sức mạnh đằng sau chọn lọc giới tính là đầu tư của cha mẹ, hay “một loại đầu tư nào đó của cha mẹ cho một cá thể của thế hệ con cháu để gia tăng cơ hội sống sót của con cháu (và do đó cả khả năng sinh sản thành công) với cái giá là khả năng đầu tư của cha mẹ cho một cá thể con cháu khác.”

Nam cần thu hút nữ. Nhưng họ cũng cần phải làm cho những người đàn ông khác tránh xa khỏi người phụ nữ “của họ”. Một phụ nữ phải đầu tư vào mỗi một trong các con của cô ấy. Đó là chín tháng mang thai và nhiều năm sau đó nữa để chăm con. Cô ấy đầu tư thời gian, năng lượng và làm tăng khả năng chết sớm của cô ấy. Có vài giới hạn trong việc có bao nhiêu đứa con cô ấy có thể sinh trong suốt cuộc đời. Một người đàn ông có ít chi phí hơn trong sinh sản. Anh ta có thể tương tác với nhiều phụ nữ và tạo ra một số lượng con khổng lồ. Anh ta không cần phải ở bên chúng suốt ngày. Nhiều phụ nữ có thể nuôi lớn con mà không cần trợ giúp.

Vì mục tiêu của tiến hóa là sinh sản, người đàn ông sẽ muốn quan hệ tình dục với càng nhiều phụ nữ càng tốt. Điều này gây ra sự cạnh tranh giữa đàn ông vì phụ nữ. Làm thế nào một người đàn ông trừ bỏ được cuộc cạnh tranh này? Anh ta phải làm bản thân cuốn hút hơn với phái nữ hoặc anh ta có thể bị loại khỏi cuộc cạnh tranh.

Thành công sinh sản của phụ nữ không phụ thuộc vào việc cô ta quan hệ với bao nhiêu đàn ông, mà là khả năng cô ta có cơ hội sử dụng các tài nguyên (như thức ăn, nơi trú ẩn, và sự bảo vệ) cho bản thân và các con của cô ta. Phụ nữ do đó phân biệt đối xử hơn đàn ông. Cô ta không thể lấy ngay anh chàng đầu tiên. Điều này làm cô ấy phải cạnh tranh với những người khác để sử dụng tài nguyên. Một người đàn ông được công nhận là giàu có và địa vị là một lợi thế. Vì thế các lựa chọn bạn tình (thể hiện như những ưu đãi vô thức) sẽ bị tác động bởi thực tế rằng phụ nữ gặp nhiều đe dọa hơn đàn ông.

Năm 1989, Giáo sư tâm lý học David Buss xuất bản một nghiên cứu với hàng nghìn đàn ông và phụ nữ từ 37 nền văn hóa trên thế giới, chỉ ra xếp hạng các chỉ tiêu quan trọng nhất khi lựa chọn ai đó để hẹn hò hay kết hôn. Phụ nữ nhấn mạnh vào triển vọng tài chính của bạn tình tiềm năng. Phụ nữ cùng thích những người đàn ông có tham vọng và siêng năng hơn. Phụ nữ thích đàn ông già hơn mình. Đàn ông thích phụ nữ trẻ hơn mình. Đàn ông xếp hạng cho sức hấp dẫn cơ thể cao hơn phụ nữ. Nghiên cứu cũng cho thấy đàn ông cảm thấy ghen tuông nhất khi người phụ nữ của anh ta quan hệ tình dục với bất kỳ ai khác. Phụ nữ cảm thấy ghen tuông nhất khi người đàn ông của cô ta bị cuốn hút về mặt cảm xúc từ bất kỳ ai khác.

Các nghiên cứu đã cho thấy sự khác nhau giữa các giới tính. Phụ nữ ít có khuynh hướng chấp nhận rủi ro. Họ bị tác động nhiều hơn nếu mất mát xảy ra. Họ ít cạnh tranh hơn và có ý thức về địa vị. Những nghiên cứu khác cũng cho thấy đàn ông và phụ nữ khác nhau trong hành vi và khả năng nhận thức. Vài khả năng trong số này phản ánh sự biến đổi hormone tác động đến sự phát triển của bộ não. Giống như hầu hết những thứ khác, điều này phụ thuộc hoàn cảnh.

Động vật xã hội

Chúng ta không quan tâm tới danh tiếng bản thân ở những nơi chúng ta chỉ ghé qua. Nhưng khi chúng ta phải ở lại một thời gian, chúng ta sẽ quan tâm. Điều đó mất bao lâu? Thời gian tương đương với sự tồn tại vô ích và nhỏ nhoi của chúng ta.

  • Blaise Pascal (Nhà toán học và triết học người Pháp, 1623 – 1662)

Liệu danh tiếng tốt, địa vị, tài nguyên và được xã hội chấp nhận có giúp tổ tiên chúng ta sống sót, có bạn tình và sinh sản không?

Trong xã hội săn bắn hái lượm nhỏ bé, những gì tốt đẹp với cả nhóm bao giờ cũng được đền đáp cho cá nhân. Sự hợp tác là quan trọng trong một môi trường hữu hạn tài nguyên, các cá nhân yếu đuối và nhiều nguy hiểm. Sự cô lập khỏi một nhóm hay xã hội có nghĩa là hủy diệt. Chỉ an toàn trong đám đông. Một nhóm lớn sẽ bảo vệ cá nhân chống lại thú dữ, săn bắn cùng nhau, trao đổi thông tin về nơi có thức ăn, hợp tác bảo vệ thức ăn khỏi kẻ thù, và là nguồn quan trọng để kiếm bạn tình, trợ giúp trẻ em. Tập hợp thành một nhóm có may mắn sống sót lớn hơn.

Nếu ta giúp thành viên xã hội khác, anh ta có lẽ sẽ giúp ta khi cần. Nếu anh ta không giúp, chúng ta sẽ không bao giờ giúp anh ta nữa. Hành vi này gọi là sự hồi đáp – ý tưởng của “Tôi làm trầy lưng anh thì anh cũng làm trầy lưng tôi.” Danh tiếng được tin tưởng và có giá trị quan trọng vì chúng ta đã làm như thế nào trong quá khứ là chỉ dẫn duy nhất để biết ta sẽ làm như thế nào trong tương lai. Nếu ta lừa gạt ai đó, anh ta sẽ nói với bạn bè anh ta, phá hủy các cơ hội hợp tác trong tương lai của ta với những người khác. Lý do chúng ta tin tưởng bạn bè nhưng cẩn trọng với người lạ không phải là như vậy sao?

Chúng ta có sự quan tâm mạnh mẽ đến công bằng. Ta buồn khi mọi thứ bất công. Đôi khi ta trừng phạt người khác với cái giá của chính mình. Có lẽ ta không muốn xuất hiện yếu đuối hay dễ dàng dành lợi thế. Vì chúng ta phát triển trong những cộng đồng nhỏ với các tương tác lặp đi lặp lại, nên sẽ có ý nghĩa hơn nếu xây dựng danh tiếng để không bị coi là yếu đuối. Chúng ta muốn khuyến khích mọi người đối xử với chúng ta tốt hơn trong thời gian tới.

Điều gì xảy ra nếu chúng ta giúp ai đó nhưng lần tới chúng ta cần giúp đỡ, người đó biến mất có chủ đích? Đối với những người không ưu ái chúng ta thì sao? Sự hồi đáp thực sự làm việc nếu (1) chúng ta sống trong một xã hội rất nhỏ để ai cũng có thể nhận ra nhau, lưu giữ được thông tin các “dịch vụ” đã cho và nhận, và có cơ hội tương tác trong tương lai, và (2) cái giá cho hành động đó gần giống như đặc ân người nhận nhận được trong tương lai. Những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi khích lệ tính ích kỷ, Giáo sư sinh học Lee Alan Dugatkin kể:

Trong một bữa tối nhỏ quây quần bên nhau… một vị khách nói rằng khi tìm một thợ cơ khí, anh ta luôn tránh xa các gara trên đường cao tốc lớn và gần đường băng. Những người thợ này, anh ta bảo, đều biết rằng họ sẽ không bao giờ gặp lại chúng ta nữa nên là những kẻ chặt chém khét tiếng. Hãy tới gara nhà hàng xóm, nơi mà phục vụ đúng như quảng cáo, và họ biết bạn sẽ là khách hàng lâu dài.

“Hãy làm điều thiện khi người khác có thể nhìn thấy nó.”

Đây là vấn đề danh tiếng. Chúng ta cư xử khác đi khi chúng ta bị quan sát hay khi tên tuổi chúng ta được công khai chứ? Phải trả giá khi xuất hiện tốt đẹp trước mặt người khác. Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng, người ta sẽ làm từ thiện nhiều hơn đáng kể khi bị quan sát bởi những hình ảnh robot. Thiết lập mô hình như trong thế giới thực, con người gần như đóng góp gấp ba lần vào một hộp cà phê do tâm lý khi họ bị quan sát bởi một cặp mắt trên tấm áp phích, so với áp phích chỉ có một hình ảnh hoa lá khác. Những nghiên cứu sâu hơn cho thấy chúng ta làm từ thiện nhiều hơn khi việc làm tốt của chúng ta được nhận ra công khai và rộng rãi. Nhà văn Mỹ thế kỷ 20 Henry Louis Mencken đã nói: “Lương tâm là tiếng nói bên trong bảo chúng ta rằng, có lẽ ai đó đang nhìn.”

Các đặc điểm như sợ thất bại, mất địa vị xã hội hay danh tiếng rất quan trọng vì chúng ảnh hưởng tới chỗ đứng của một cá nhân trong xã hội săn bắn hái lượm. Xâm nhập được vào nguồn thức ăn và tình dục hay không phụ thuộc vào nó. Khả năng sống sót và sinh sản có thể bị đe dọa. Trừng phạt của xã hội rất nguy hiểm. Có thể dẫn đến lưu vong. Theo Giáo sư môi sinh Garrett Hardin, ngày nay cũng tương tự:

Sợ không được công nhận là sức mạnh chính giữ cho sự toàn vẹn xã hội: sợ Chúa, sợ cảnh sát, và sợ đánh giá của hàng xóm. Chính quyền tôn giáo muốn nỗi sợ Chúa là thứ điều khiển chủ yếu. Chính quyền dân sự muốn sợ cảnh sát và tòa án trở thành thống trị. Nhưng, Locke [John] nói, quan điểm của hàng xóm nhà bạn sẽ lấn át tất cả những người khác.

Cung cấp tài nguyên là một hành vi khác gia tăng cơ may sống sót và tìm được bạn tình. Khả năng cung cấp của chúng ta càng tốt, địa vị chúng ta trong cộng đồng càng cao.

Như ta đã thấy trước đây, có cạnh tranh giữa những người đàn ông vì phụ nữ. Phụ nữ cạnh tranh với nhau để xâm nhập các nguồn tài nguyên. Phụ nữ muốn đàn ông có thể chăm sóc con cái. Các tài nguyên như thức ăn, nhà ở, và địa vị lôi cuốn họ. Phấn đấu vì quyền lực, thống trị, sự yêu mến, vị trí, và sự tôn kính là những quảng cáo cho của cải. Charles Darwin nói: “Đàn ông đam mê và thường cố gắng phóng đại bất kỳ đặc điểm tự nhiên nào có thể có lợi cho anh ta.”

Có bằng chứng khác về việc con người là động vật xã hội không? Một nghiên cứu về nhóm nam giới có vợ đang đau đớn vì ung thư phổi cho thấy những người góa vợ có hoạt động hệ thống miễn dịch thấp hơn. Nghiên cứu khác chỉ ra đàn ông bị cô lập xã hội thường chết nhanh hơn những người được tương tác trong xã hội. Nó cũng cho thấy sự chối bỏ của xã hội cũng giống gây đau khổ về thể xác. Sự chối bỏ làm chúng ta đau đớn!

Tuân thủ trật tự cũng là vấn đề. Khi ta phấn đấu cho địa vị, các hệ thống phân cấp xuất hiện. Nhà động vật học người Na uy Thorleif Schjelderup – Ebbe phát hiện ra rằng trong thế giới của gà mái có một hệ thống phân cấp tuyến tính trong đó mọi con gà mái đều biết vị trí của nó. Nhà văn khoa học Robert Wright nói trong cuốn The Moral Animal (Động vật có đạo đức): “Ném một nhóm gà mái vào cùng với nhau, và, sau một thời gian hỗn loạn, trong đó có đánh nhau, mọi thứ sẽ ổn định. Những cuộc tranh chấp … từ bây giờ sẽ ngắn gọn và quyết định, khi một con gà mái đơn giản mổ đầu con khác, đưa ra sự trì hoãn nhanh chóng.”

Tuân thủ trật tự quyết định ai có cơ hội ăn trước, và con gà mái nào phải tuân theo con nào. Mỗi con gà mái đều biết ai nó có thể thống trị, và tới lượt mình, nó sẽ thống trị ai.

Hệ thống phân cấp địa vị không chỉ có ý nghĩa với gà mái. Các nghiên cứu cũng cho thấy khi ta đưa một nhóm trẻ con vào cùng với nhau, chúng sẽ nhanh chóng rơi vào các phân lớp khác nhau. Vài đứa top đầu được yêu thích nhất, hầu hết thường bị bắt chước, và được đa số nghe theo. Cũng rất đau khổ khi đạt được địa vị rồi lại bị đánh mất.

Nhiều nghiên cứu cho thấy nơi chúng ta đứng trong bậc thang xã hội có ảnh hưởng đến sức khỏe, hạnh phúc và tuổi thọ của chúng ta. Địa vị càng cao, có vẻ như chúng ta sẽ càng khỏe mạnh.

Chúng ta phải cẩn trọng không mang các giải thích về tiến hóa dùng cho mọi hành vi không thích hợp. Có rất nhiều nguyên nhân đối với một hành vi. Chúng ta không thể ngoại suy các điều kiện trong môi trường của tổ tiên để giải thích mọi hành vi. Không ai biết môi trường cổ xưa trông như thế nào. Không giống như xương và mô, không có bằng chứng hóa thạch về hành vi. Cũng không có bất kỳ bằng chứng thần kinh học hay di truyền trước những giả định hành vi nào đó. Và các lý giải theo thuyết tiến hóa về bộ não không thể kiểm tra bằng thí nghiệm được. Một đặc điểm có ở mọi nơi không nhất thiết phải được chỉ định cho di truyền. Nhưng nhiều hành vi được mô tả phù hợp với các bằng chứng chúng tôi có từ các tổ chức sống khác và từ các tài liệu lịch sử loài người.

Chúng ta hãy quay lại một triệu năm trước và giả sử bạn đang sống trong một cộng đồng nhỏ với khoảng 150 người, mọi người đều biết nhau, các cơ hội kết bạn tình là hữu hạn. Môi trường đầy hiểm nguy và thử thách. Chìa khóa là để tránh nguy hiểm, có thức ăn và lôi cuốn đối tác. Hành vi nào là quan trọng để sống sót và sinh sản?

Không được tưởng thưởng khi đánh giá nhanh chóng? – “Nếu có tiếng động sau bụi cây, thì phải chạy”. Xu hướng tự nhiên là hành động bốc đồng – sử dụng cảm xúc trước khi lập luận. Hành vi sống còn cho tồn tại và sinh sản trong lịch sử tiến hóa vẫn áp dụng tới tận ngày nay. Sợ hãi không thể giúp bạn sống sót ư? Thất bại xã hội phải trả giá đắt chứ? Bảo toàn địa vị, tài nguyên và được xã hội chấp nhận giúp bạn sống sót và có bạn tình không?

Bạn thể thiện bản thân là người trung thực, tốt đẹp và giá trị nên người khác sẽ hợp tác với bạn đúng không? Có đe dọa chung hay mục đích chung nào khiến mọi người không hợp tác? Theo đuổi các chuẩn mực xã hội có ý nghĩa gì không? Bạn không có ác cảm mạnh mẽ với mất mát và rủi ro lớn khi bạn bị đe dọa à? Bạn không quan tâm đến lợi ích ngắn hạn của bản thân và những người bạn yêu quí ư?

Hầu như tâm lý chúng ta là kết quả của các tác động văn hóa

Xã hội loài người không chỉ được định hình bởi sự tiến hóa gene, mà còn bởi cách mạng văn hóa. Thực hành, phương pháp, công cụ, bí quyết, đạo đức, và chuẩn mực xã hội đều quan trọng trong sự tiến hóa hành vi của chúng ta. Các thói quen chúng ta học từ kinh nghiệm của cha mẹ và người khác – hoặc qua dạy và quan sát.

Sự phát triển văn hóa nhanh hơn tiến hóa di truyền vì nó cho phép nhiều thứ ta học được truyền đi và kết hợp với những thứ mọi người xung quanh ta đã học được. Không giống như tiến hóa sinh học, cuộc tiến hóa về văn hóa không được kế thừa. Chúng ta không kế thừa thói quen của cha mẹ chúng ta. Chúng ta chỉ học hỏi từ nó.

Nói cách khác, tiến hóa di truyền và văn hóa tương tác với nhau. Sinh học tác động đến văn hóa của chúng ta. Lấy ngôn ngữ làm ví dụ. Chúng ta đồng bộ với một cơ thể giải phẫu học, sinh lý học và sinh hóa – tạo cho chúng ta khả năng học một ngôn ngữ. Nhưng chúng ta không sinh ra đã nói được ngay một ngôn ngữ. Ngôn ngữ chúng ta nói là một sản phẩm của văn hóa.

Văn hóa cũng tác động tới sinh học cơ thể qua việc tạo ra một môi trường và chọn lọc tự nhiên được kiểm tra. Nếu một hành vi cụ thể được chứng minh là có lợi từ thế hệ này sang thế hệ khác, hành vi đó sẽ được ưu tiên trong chọn lọc tự nhiên. Giả sử các cá nhân theo thời gian đều có vài lựa chọn hành vi xã hội. Những lựa chọn này được truyền đi thông qua học tập và văn hóa. Theo thời gian, chúng được chọn lọc tự nhiên ưu ái vì chúng ảnh hưởng tích cực đến sống sót và sinh sản.

Đặc điểm tự nhiên cơ bản của chúng ta

Đặc điểm tự nhiên của con người là như nhau; chính những thói quen làm chúng ta khác nhau.

  • Khổng Tử

Đặc điểm tự nhiên cơ bản của chúng ta là gì?

Đặc điểm tự nhiên của chúng ta là một sản phẩm của lịch sử sinh lý và văn hóa. Tiến hóa giải thích chúng ta được định hình như thế nào và bị ràng buộc về mặt sinh lý ra sao. Giống như xương, thận, mắt, và chân, bộ não của chúng ta được định hình bằng chọn lọc tự nhiên. Chọn lọc tự nhiên trang bị cho chúng ta những đặc điểm làm tăng khả năng sống sót và sinh sản. Do đó nó cho phép ta cư xử có ý thức và vô thức theo những gì ta nhận thức là có lợi nhất với mình. Đó là đặc điểm tự nhiên cơ bản về mặt sinh lý của chúng ta. Nó mạnh lên hay bị làm yếu đi phụ thuộc vào kinh nghiệm sống. Giả sử mọi người đều hành động tư lợi, chúng ta sẽ ít bị thất vọng hơn so với giả thiết mọi người nói chung đều hành động vị tha. Nó không có nghĩa là chúng ta không thể làm mọi thứ tốt hơn. Đưa ra những yêu cầu như vậy để trước tiên chúng ta hiểu tại sao chúng ta lại là những gì như chúng ta đang có. Richard Dawkins đã nói trong cuốn The Selfish Gene (Gene ích kỷ): “Cảnh báo rằng nếu bạn mong ước, giống như tôi, xây dựng một xã hội trong đó mọi cá nhân đều hợp tác hào phóng và không vị kỷ hướng tới điều thiện, thì bạn cũng đừng nên hy vọng sẽ có trợ giúp gì nhiều từ tự nhiên. Hãy để chúng ta cố gắng dạy nhau tính khoan dung và lòng vị tha, vì chúng ta đều sinh ra ích kỷ.”

Hãy cùng tóm tắt những lực lượng tác động và đặt ra các giới hạn cho việc phán xét của chúng ta nhé.

Gene – kích thích môi trường gây ra các xu hướng phản ứng lại từ các gene của chúng ta. Các gene đã tiến hóa và chức năng của chúng cơ bản dựa trên những gì có lợi trong môi trường săn bắn hái lượm – môi trường mà con người đã sử dụng hầu hết thời gian. Để sống sót, chúng ta phải tránh tất cả những đe dọa tiềm tàng tới sự sống và sinh sản. Tiến hóa đã phát triển một hệ thống giá trị dựa trên đau khổ và vui sướng giúp chúng ta ứng đối với môi trường. Do môi trường cổ xưa chỉ có hữu hạn tài nguyên và nguy hiểm, chúng ta đã hình thành một ác cảm mạnh mẽ với mất mát và có khuynh hướng sợ hãi. Chúng ta đưa ra các nhận xét nhanh chóng và trở thành động vật xã hội. Chúng ta dễ mắc phải việc đánh giá tình huống khi đang sợ hãi. Nhưng không phản ứng bằng sự sợ hãi có thể phải trả giá đắt hơn việc sợ hãi và sai lầm. Chúng ta cũng hành động theo những cách thức mà khen thưởng là quan trọng và chi phí là tối thiểu.

Kinh nghiệm sống – dạy dỗ, dinh dưỡng, giáo dục, dấu ấn của xã hội, thể chất, các yếu tố văn hóa xã hội tạo ra một số niềm tin, thói quen, giá trị, thái độ và đặc điểm tính cách. Điều này, đến lượt nó, lại tạo ra đức tin và những giả thuyết cá nhân. Việc đánh giá phán xét của chúng ta bị tác động bởi trạng thái trí tuệ.

Môi trường hiện tại – những nhân tố bên ngoài như môi trường, ngữ cảnh hay tình huống, hay một hoàn cảnh cụ thể nào đó.

Yếu tố ngẫu nhiên – chúng ta đã được chuẩn bị để mở rộng tâm trí với những kinh nghiệm mới vì môi trường biến động liên tục; điều khiển được những thách thức mới là một cách để thích nghi.

Kết quả của các hành động làm tăng cường một số hành vi. Nếu kết quả này được khen thưởng, hành vi của chúng ta có lẽ sẽ lặp đi lặp lại. Cái mà chúng ta quan tâm tới việc khen thưởng là khác biệt đối với mỗi cá nhân. Phần thưởng có thể là bất kỳ cái gì từ sức khỏe, tiền, công việc, danh tiếng, gia đình, địa vị, hay quyền lực. Trong tất cả những hoạt động này, chúng ta làm những gì đang vận hành. Đó là cách chúng ta thích nghi. Môi trường chọn lọc hành vi tương lai của chúng ta.

Nhưng nó không chỉ là những gì xảy ra mà chúng ta đã đếm được. Đó là những thứ chúng ta nghĩ nó sẽ xảy ra. Khi ta đối mặt với một tình huống, bộ não tạo ra một mong muốn. Ta có thể hành động theo những cách đi ngược lại lợi ích bản thân nếu ta không hiểu hậu quả.

Hành vi tạo ra các phản hồi từ môi trường. Nếu ta làm những điều dại dột và chịu thống khổ với hậu quả của nó, có lẽ ta vẫn làm những điều dại dột trong tương lai ngay cả khi nó làm ta đau đớn. Bởi vì ta không hiểu nguyên nhân của sai lầm, hay nỗi đau đó ít khổ sở hơn những hành vi khác.

Các kinh nghiệm được lưu trong bộ não và tác động đến chúng ta trong tương lai. Các mẫu liên kết mới giữa các neuron được tạo ra.

Một số quyết định không mang lại lợi ích tốt nhất

Chắc chắn phải có một lượng lớn sự ngu ngốc trong bản chất tự nhiên con người, nếu không loài người đã không thể bị lừa gạt như thế này, hàng nghìn lần đã xảy ra, bởi cùng một tấm lưới, và trong khi họ vẫn còn nhớ những bất hạnh quá khứ, tiếp tục ra tòa và khích lệ nguyên nhân của những gì họ đang mắc nợ, và những thứ đó sẽ lại sản sinh ra chúng.

  • Marcus Porcius Cato (Nhà văn và chính khách La Mã, 234 – 149 TCN)

Nếu chúng ta thường xuyên hành động không dựa trên tính tư lợi, làm sao ta ra quyết định mà rõ ràng chúng không mang lại lợi ích tốt nhất cho bản thân?

Có sự ngắt kết nối giữa thế giới tổ tiên với những gì bộ não chúng ta đã thích nghi và thế giới ngày nay. Nhiều đặc điểm của chúng ta đã thích nghi tốt hơn với những yêu cầu của thế giới tổ tiên xưa như: tránh xa khỏi thú dữ, rủi ro khi bị xã hội loại trừ, tìm kiếm bạn đời, kiếm đủ thức ăn, duy trì các mối quan hệ, đòi hỏi địa vị và nơi an toàn để sống, và chăm sóc con cái.

Tiến hóa di truyền và văn hóa trang bị cho ta những khuynh hướng hành vi (như khuynh hướng sợ hãi, hợp tác đối ứng, phân loại nhanh, quan tâm đến sự thừa nhận của xã hội, v.v…) giúp ta tương tác với môi trường. Những khuynh hướng này nói chung có nhiều hữu ích hơn là không (ngược lại chúng ta không thể ở đây hôm nay). Đôi khi chúng dẫn ta lạc lối và khiến ta đánh giá sai lầm.

Ví dụ, chúng ta có thể bị thiên kiến do một khuynh hướng tự động tin tưởng những ai chúng ta thích. Thích thường dựa trên ấn tượng đầu tiên. Chúng ta được trang bị tuyệt vời để đọc người khác nhằm tìm ra những dấu hiệu tin tưởng. Ta nhìn vào trạng thái cảm xúc của họ – giọng điệu và cách biểu đạt nói chung. Tuy nhiên, thường rất khó nhận ra sự khác biệt giữa tốt và xấu. Một cá nhân có thể bí ẩn và thù địch, hoặc ấm áp và cởi mở. Những hành vi khác biệt này gây hậu quả gì với nhận thức của chúng ta về mỗi cá nhân? Chúng ta đã quên cần phải nghĩ đến các nhân tố khác quan trọng trong đánh giá một con người hay một tình huống. Vẻ bề ngoài có thể là lừa dối. Kẻ hóa trang giỏi nhất luôn cư xử như thể hắn không hành động vì lợi ích cao nhất của bản thân. Nhà triết học và chính trị người Ý thế kỷ 16 Niccolo Machiavelli đã nói trong cuốn The Prince (Hoàng tử): “Các hoàng tử đã đạt được những điều tuyệt vời là những người cho đi thế giới của họ một cách nhẹ nhàng, là những người biết lừa gạt người khác một cách xảo quyệt, và cuối cùng, là những người vượt qua luật lệ của họ bằng những nguyên tắc thành thật.”

Trong Phần Một chúng ta đã học về đặc điểm tự nhiên và những giới hạn của chúng ta. Với nền tảng cơ bản này, giờ hãy cùng nhìn xem các khả năng tâm lý sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết định như thế nào.

Warren Buffett đưa cho chúng ta vài ghi chú về lý do tại sao ngay cả người thông minh cũng nhận những kết quả tồi tệ:

Đó là cái tôi. Đó là sự tham lam. Đó là sợ hãi. Đó là sự bắt chước người khác mà không suy nghĩ. Tôi muốn nói, có vô số nhân tố khiến công suất của trí óc giảm đi đáng kể trước khi đầu ra xuất hiện. Và tôi muốn nói nếu Charlie và tôi có bất kỳ lợi thế gì, đó không phải vì chúng tôi quá thông minh, đó là vì chúng tôi hợp lý và chúng tôi rất hiếm khi để các nhân tố không liên quan can thiệp vào suy nghĩ của mình. Chúng tôi không để quan điểm của người khác can thiệp vào nó… chúng tôi cố gắng sợ hãi khi người khác tham lam. Chúng tôi cố tham lam khi người khác sợ hãi. Chúng tôi cố gắng tránh bất kỳ hình thức nào bắt chước hành vi của người khác. Và đó là những yếu tố khiến người thông minh cũng nhận những kết quả tồi tệ.

Tôi luôn luôn nhìn IQ và tài năng dưới dạng biểu hiện của công suất động cơ, nhưng theo nghĩa của đầu ra, hiệu suất động cơ làm việc, phụ thuộc vào tính hợp lý. Nhiều người bắt đầu với động cơ 400 mã lực và thu được đầu ra 100 mã lực. Tốt hơn là có một động cơ 200 mã lực và một đầu ra cũng tương ứng thế. Vậy tại sao những người thông minh làm nhiều thứ can thiệp vào việc nhận được đầu ra họ có thể thu được? Đó là do thói quen, tính cách, khí chất, và cư xử hợp lý. Chứ không phải là theo cách riêng của bạn.

Trong Phần Hai, Ba và Bốn, chúng ta sẽ có hai nhân vật tưởng tượng là John và Mary. 40 tuổi, John là quản lý lâu năm của TransCorp; một công ty Mỹ có nhiều nghiệp vụ kinh doanh rộng rãi. John cưới Mary, một giáo viên bán thời gian.



Leave a comment