hiểu tánh không thế nào

  1. tánh không ( emptiness) là một ý niệm quan trọng trong phật giáo
  2. hiểu tánh không thế nào?
  3. thấy tánh không như thế nào?
  4. thấy tánh không để làm gì?

tánh không ( emptiness) là một ý niệm quan trọng trong phật giáo

  • tánh không là một trong 3 chân lý tối hậu : không, chân như, huyễn.
  • tánh không là bản chất chân thật, chân lý tối hậu của các pháp. tất cả các pháp đều là không ( emptiness).
  • tánh không chiêm nghiệm qua kinh nghiệm trực tiếp, vượt lên trên ngôn ngữ, suy luận, suy tư ..

hiểu tánh không thế nào?

tánh không ( emptiness) không phải là

  • không có gì cả, không là gì cả ( nothingness)

1- không ở đâu là không có thực chất tánh cố định thường hằng

  • vạn pháp do duyên sinh, duyên diệt, không pháp nào không sinh diệt mà không dựa trên một pháp là điều kiện nguyên nhân và cũng chính pháp đó là nhân của pháp khác
  • tính duyên sinh duyên diệt này tạo nên nguyên lý trùng trùng duyên khởi..
  • ngay trong sự tương tác hợp thành này, cũng đang có sự biến dịch theo nguyên lý vô thường nên thực sự không có một pháp nào cố định, không có một pháp nào độc lập
  • nhận mạnh: quan hệ tương tức, nương nhau cùng biểu hiện,inter connnected, inter being, nguyên lý vô thường impermance.

2- tánh không nằm ở phần bản chất của pháp là như vậy như thế ( chân như ) của thực tại các pháp

  • không có ý niệm, không có khái niệm, không có ngôn ngữ diễn tả như những gì con người bản ngã chúng ta suy nghĩ về thực tại các pháp
  • các pháp chỉ có như vậy như thế mà thôi

3- tánh không là bản chất của pháp, trong đó các pháp sinh khởi, tại đó các pháp diệt đi, ở đó các pháp được biết

  • tánh không ở đây là bản chất của các pháp, tất cả các pháp đều là không
  • cái không đó không phải là không có gì ( nothingness) mà cái không ấy là khởi nguyên của mọi biểu hiện mang tính hình tướng ( form).
  • tánh không : sáng suốt định tĩnh trong lành , tánh không nhận biết, trống rỗng, vô hạn và yêu thương.
    • trống rỗng để tất cả các pháp biểu hiện
    • nhận biết là trí tuệ, soi sáng vận hành của các pháp
    • yêu thương: không phân biệt, nhị nguyên với các pháp, các pháp đồng thời biểu hiện trong tánh không.

thấy tánh không như thế nào?

  • con đường duy nhật: trực nghiệm ( direct experience)
  • trực nghiệm vô thường
  • trực nghiệm tính tương tức của vạn pháp
  • trực nghiệm không gian trống rỗng, vô hạn, yêu thương
    • bằng cách nào
    • bản chất là nó vẫn đang ở đó, vẫn đang chói sáng, trống rỗng, yêu thương
    • chỉ có tâm trí , trải nghiệm khách thể vận động như đám mây tạm che đi mất ánh sáng của mặt trời, chứ mặt trời vẫn đang liên tục chiếu sáng
    • hướng sự chú ý quan sát vào trong chính mình để thấy chính mình, loại bỏ đi những vận hành sống động của tâm trí, quay về trạng thái tĩnh lặng vốn có.

thấy tánh không để làm gì?

  • tháy tạnh không là thấy bản chất của pháp, và trong pháp có ta. bản chất ấy không sinh không diệt, không tăng không giảm, nó luôn luôn là như thế
  • thấy tánh không cho ta thoái được vòng luân hồi sinh tử, ta sẽ không còn nỗ sợ chết, vì ta chưa từng sinh thì tại sao ta lại chết. chỉ có cái sinh mới có cái diệt, ta vẫn luôn ở đây.
  • thấy tánh không để thấy trong mối liên hệ tương tức, cái ta đang biểu hiện do nhân duyên từ những cái không ta ( Self from No self), thấy được điều đó cho ta thấy ta ở trong pháp, pháp ở trong ta, ta ở trong mọi người, mọi người ở trong ta ==> ý niệm của sự bao dung, yêu thương, thấu cảm..


Leave a comment